Cá chết nổi trắng mặt hồ nuôi của hộ gia đình ông Hoàng Danh Chuyền, huyện Đăk Hà. |
Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước, mấu bệnh phẩm trên cá được lấy từ các hồ nuôi của 8 hộ dân có hiện tượng cá chết bất thường cho thấy, nguyên nhân cá chết bất thường trên là bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn và môi trường nước bị nhiễm nhấm thủy my.
Để phòng và điều trị bệnh cho cá, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Kon Tum khuyến cáo, đối với cách phòng bệnh cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá. Chọn cá giống khỏe mạnh, vận chuyển giống cẩn thận, tránh để xây xát cá. Ngoài ra, với phương pháp nuôi lồng cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám làm tăng dòng chảy lưu thông và vớt phân cá, xác cá để tránh tích luy mầm bệnh.
Đối với phương pháp nuôi ao cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi vụ nuôi định kỳ 15- 20 ngày bón vôi với liều lượng 2-3kg/100m3 nước. Đặc biệt, kiểm soát lượng phân động vật bón xuống ao, đặc biệt là những ngày nắng nóng đảm bảo lượng ô xy hòa tan, nhất là vào những ngày thời tiết bất thường, đứng gió.
Đồng thời, hạn chế lấy nước từ ngoài vào hệ thống nuôi cá rô phi khi vùng nuôi có dịch, bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp 1 tuần 1 lần cho cá với liều lượng 30mg/1kg thức ăn. Ngoài ra, sử dụng tỏi tươi, xay nhuyễn kèm với thức ăn liều lượng 3- 5kg/kg thức ăn 1 tuần 1 lần.
Với những hồ cá đã bị nhiễm bệnh có thể xử lý bằng phương pháp tắm với Oxytetracylin, nồng độ 25-50 ppm hoặc Streptomycin, nồng độ 30- 50ppm. Khử trùng tiêu độc môi trường nước bằng vôi bột, SodiumCholorite 20%, BKC 80%. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc tím và các hóa chất khác để trị bệnh nấm thủy my trên cá.
Từ cuối tháng 4/2018 đến nay, tại xã Đăk Ngọk và thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người chăn nuôi đứng ngồi không yên. Chỉ sau gần 1 tháng, đã có khoảng 13 tấn cá bị chết, chủ yếu cá rô phi, rô đồng, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng nửa tỷ đồng.