Cần ngăn chặn tình trạng phá rừng, khoét núi

Hiện nay, hàng ngày có nhiều người dân ồ ạt tràn vào tiểu khu 300 ở xã vùng sâu Cư K’lông, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) phá rừng, đào bới đất đá để tìm kiếm đá màu trái phép. Việc làm này không những gây sạt lở đất đá, huỷ hoại tài nguyên môi trường mà còn làm cho an ninh trật tự ở nông thôn có những diễn biến phức tạp.      

Những người đào, đãi vàng ở Đắk Lắk. Ảnh: SGGP.


Theo UBND huyện Krông Năng: hơn 1 tháng trở lại đây, từ những thông tin thất thiệt cho rằng, tại tiểu khu 300 của xã vùng sâu Cư K’lông có đá quý saphia, thạch anh tinh thể nên nhiều người, có lúc lên trên 500 người của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu…đổ xô vào phá rừng, đào, khoét núi bới tìm đá quý.

Tại tiểu khu 300 có một ngọn đồi cao khoảng 900 mét và một vùng đất rộng gần 1 ha đã bị người dân đào hàng trăm giếng làm mặt đất biến dạng và khoét sâu vào sườn đồi làm đất đá bồi lấp ruộng, rẫy của đồng bào các dân tộc, chảy tràn ra cả dòng suối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dọc hai bên bờ suối Ea Kul, người dân cũng đã đào bới hàng chục giếng để tìm kiếm đá màu trái phép.      

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk khẳng định, nơi đây không có đá saphia hay thạch anh tinh thể, đó chỉ là thông tin đồn thổi. Thực tế, nhiều ngày qua, trên địa bàn cũng chưa có ai tìm kiếm được thứ đá quý này. Huyện Krông Năng đã lập các chốt kiểm soát ngăn chặn đồng thời, tuyên truyền, giải thích để đồng bào không vào phá rừng, đào bới đất đá trái phép.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND huyện Krông Năng, tiểu khu 300 này ở sâu trong rừng, đường đi lại nhiều khó khăn nên vẫn chưa giải quyết được triệt để tình trạng tìm kiếm đá quý trái phép.


Quang Huy
Trồng rừng ở Đắk Lắk không đạt kế hoạch

Mùa mưa năm nay các hộ gia đình đồng bào các dân tộc và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk mới trồng được 1.463 ha rừng, chỉ đạt 29,26% so với kế hoạch...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN