Bất cập quản lý du lịch tâm linh ở Phủ Dầy

Quần thể di tích kiến trúc lịch sử văn hóa Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh), gồm 21 di tích thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có giá trị rất cao về kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Nơi đây có bộ ba kiến trúc liên quan chặt chẽ tới Mẫu Liễu Hạnh là phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương và lăng bà Chúa Liễu Hạnh.

Ngoài ra, Phủ Dầy còn có hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia rất độc đáo là "Nghi lễ chầu văn của người Việt" và "Lễ hội Phủ Dầy" - một trong những lễ hội mùa Xuân lớn nhất miền Bắc, được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo khách thập phương. Tuy nhiên, hiện nay quần thể di tích quốc gia này vẫn chưa có một ban quản lý chuyên trách, khiến hoạt động khai thác du lịch tâm linh ở đây đang bộc lộ những bất cập.

Du khách thập phương về dự hội chợ Viềng thành tâm dâng hương lễ Mẫu tại Phủ Dầy. Ảnh: Quý Trung-TTXVN


Lễ hội Phủ Dầy mang đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt, trải qua nhiều thế hệ đã được bồi đắp, kết tinh, hội tụ và lan tỏa rộng khắp ra các vùng miền trên toàn quốc. Lễ hội mang giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt coi trọng quyền năng sáng tạo, sinh sản của người mẹ.

Lấy hình tượng mẹ (mẫu) để tôn thờ, gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự bao dung, che chở trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động, lễ hội còn nhằm đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và cộng đồng. Tình yêu người mẹ trở thành tình yêu cội nguồn gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên, giúp con người hướng tới những giá trị: Chân -Thiện - Mỹ.

Tuy nhiên, việc khai thác du lịch tâm linh nơi đây đang lộ những bất cập vì hiện quần thể di tích quốc gia này

Nghi lễ chầu văn hầu đồng là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu, nhằm tôn vinh các vị thần linh Tứ phủ, những người có công với nước. Với những giá trị đó, nghi lễ chầu văn được các thế hệ người Việt gìn giữ, kế thừa và phát triển.

Qua đó, chứng minh rằng nghi lễ chầu văn hầu đồng là một bộ phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt mà Nam Định là nơi khởi nguồn, kết tinh và lan tỏa của di sản văn hóa phi vật thể này.

Cả hai di sản này đều gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ của người Việt mà Phủ Dầy (Nam Định) là trung tâm, nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa của tín ngưỡng bản địa này.

Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này là tiền đề và cơ sở khoa học để tỉnh Nam Định cùng với các bộ, ngành hữu quan tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ di tích lịch sử-văn hóa Phủ Dầy trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt và lập hồ sơ "Nghi lễ Chầu văn của người Việt” trình UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.

Với những giá trị văn hóa và tâm linh đã được khẳng định, Phủ Dầy thu hút hàng chục vạn khách thập phương mỗi năm.

vẫn chưa có một ban quản lý. Các điểm di tích thuộc quần thể đều do cá nhân là những thủ nhang, đồng đền quản lý, khai thác.

Tình trạng này tồn tại tại các đền, phủ trong hơn hai chục năm qua dẫn đến tình trạng tranh giành khách lẫn nhau, gây mất đoàn kết giữa các thủ nhang. Việc không có ban quản lý khiến cho công tác quản lý nguồn thu trở nên khó khăn. Hiện nay, cơ chế thu vẫn do UBND xã Kim Thái khoán sản cho từng đền, phủ theo từng năm. Chẳng hạn, năm 2013, Phủ Tiên Hương được khoán sản khoảng 1 tỷ đồng, các phủ khác như Vân Cát khoảng 300-400 triệu đồng...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tài Sinh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vụ Bản cho biết: Phủ Dầy là di tích cấp quốc gia, có lễ hội thường xuyên nên rất cần có ban quản lý chuyên trách của nhà nước theo mô hình ban quản lý di tích đền Trần-Chùa Tháp để quản lý nguồn thu. Nguồn thu trên 4 tỷ đồng mỗi năm do UBND xã Kim Thái khoán sản cho các phủ là không tương xứng với tiềm năng. Các thủ nhang, đồng đền phải do dân bầu, họ đứng ta quản lý di tích nhưng phải theo chỉ đạo của một cơ quan của nhà nước.

Thủ nhang chỉ là những người "thực hành tín ngưỡng", "người lau nhang, quét bụi", "người thay hoa, lọc nước". Ông Sinh cũng thừa nhận, do không có ban quản lý nên đã xuất hiện tình trạng các đền phủ cạnh tranh nhau. Theo vị cán bộ này, UBND tỉnh Nam Định đã có công văn về việc quản lý, phát huy hiệu quả giá trị các di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có chủ trương thành lập ban quản lý chuyên trách để quản lý Phủ Dầy.

Trái với quan điểm của ông Sinh, Chủ tịch UBND xã Kim Thái Nguyễn Hồng Niên cho rằng mô hình quản lý Phủ Dầy như hiện nay là hợp lý vì di tích của người dân địa phương phải do địa phương thu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo ông Niên, đây là vấn đề tồn tại do yếu tố lịch sử. Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thời điểm các đền, phủ xuống cấp, các cá nhân đã đứng ra đấu thầu, tu bổ, xây dựng và quản lý cho tới ngày nay. Vài năm trước, UBND huyện Vụ Bản đã tính đến việc thành lập ban quản lý quần thể di tích nhưng không thành vì hầu hết giới thủ nhang ở Phủ Dầy không đồng tình.


Bà Trần Thị Huệ, đại diện gia đình thủ nhang Phủ Tiên Hương không đồng tình với quan điểm thành lập ban quản lý của Nhà nước hoặc đưa ra bầu cử. Bà cho biết gia đình bà đã bỏ nhiều công sức, tiền của từ hơn 20 năm qua để xây dựng Phủ Tiên Hương khang trang như ngày nay, vì vậy gia đình bà phải tiếp tục quản lý.

Số ít thủ nhang khác, trong đó có ông Trần Văn Cường (thủ nhang Phủ Vân Cát), thì khẳng định sẵn sàng chấp hành theo quy định của nhà nước. Theo ông Cường, hiện do thiếu vai trò quản lý của nhà nước, các thủ nhang coi phủ như nhà mình. Hoạt động khai thác du lịch tâm linh đang bị thương mại hóa. Có tình trạng dùng uy của "thánh" để "bắt chẹt" khách. Tình trạng môi giới cũng phổ biến. Một canh hầu khoảng 30 triệu đồng nhưng qua môi giới, người coi là có "căn quả" theo hầu mất tới 200 triệu đồng, mà một năm 2 lần hầu là khốn khổ cho người có "căn quả".

"Hầu thánh" là một lễ nghi cầu mong quốc thái dân an. Ngày xưa chỉ đơn giản một mâm cỗ là có thể thực hiện nghi lễ này nhưng nay hầu phải mất ít vài chục triệu đồng, nhiều lên tới 200 triệu đồng. Ông Cường, thủ nhang duy nhất ở Phủ Dầy do dân bầu cũng đề nghị các cấp, ngành vào cuộc nghiên cứu, đánh giá lại để làm sáng tỏ thắc mắc của người dân địa phương cũng như giới thủ nhang ở Phủ Dầy liên quan đến phủ chính, phủ phụ trong quần thể di tích nơi đây.


Nguyễn Trường

Du lịch Thừa Thiên-Huế sôi động trước thềm Xuân
Du lịch Thừa Thiên-Huế sôi động trước thềm Xuân

Ấn tượng ngày đầu năm mới của bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh khi đến thăm Cố đô Huế là phong cảnh Huế thật đẹp, lãng mạn; mọi người hết sức niềm nở, gần gũi, thân thiện và mến khách, tạo đà cho du lịch phát triển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN