Bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro của môi trường mạng xã hội

Chiều 12/12, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức Công bố báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2017 với chủ đề “Trẻ em trong thế giới công nghệ số”.

Tiết học thực hành môn Tin học của học sinh lớp 11, trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Phát biểu tại Lễ công bố, cho rằng, công nghệ số đã thay đổi đời sống và cơ hội sống của thế hệ trẻ nhất, ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam đưa ra quan điểm nếu được tận dụng đúng cách và được tiếp cận phổ quát, công nghệ số có thể là nhân tố tạo nên sự thay đổi cho những trẻ em bị bỏ lại phía sau, đó là trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em sống ở các khu vực khó khăn, khó tiếp cận.

Theo ông Youssouf Abdel-Jelil, bảo vệ trẻ em trực tuyến không có nghĩa là kiểm soát nhiều hơn việc sử dụng internet mà là bảo vệ sự an toàn của các em. Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những em thiệt thòi nhất khỏi nguy cơ mà trẻ phải đối mặt.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bà Đào Hồng Lan mong muốn, cơ quan, tổ chức có liên quan cùng hành động để tạo môi trường mạng an toàn cho trẻ em tham gia, sử dụng internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và khơi dậy niềm đam mê học hỏi, sáng tạo của các em. Đặc biệt là hướng dẫn các kỹ năng để trẻ em có thông tin và tham gia vào môi trường mạng an toàn; bảo vệ bí mật riêng tư cho trẻ em và lấy trẻ em làm trung tâm khi xây dựng chính sách về công nghệ số.

Báo cáo hàng năm của Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc về tình hình trẻ em thế giới năm 2017 cho biết, mặc dù hiện nay có rất nhiều trẻ em sử dụng inernet, cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì có 1 người là trẻ em, nhưng hành động để bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro của thế giới kỹ thuật số và tăng khả năng truy cập nội dung trực tuyến an toàn lại rất ít.

Báo cáo quan trọng này nêu bật những ranh giới trong công nghệ số và tác động của internet và truyền thông xã hội tới sự an toàn và phúc lợi của trẻ. Báo cáo này cũng cho thấy hàng triệu trẻ em đang không được hưởng các lợi ích mà công nghệ số mang lại. Khoảng một phần ba thanh thiếu niên trên thế giới – tương đương 346 triệu người - không được sử dụng internet, làm gia tăng sự bất bình đẳng và giảm khả năng của trẻ tham gia vào nền kinh tế ngày càng số hóa.

Báo cáo cũng phân tích internet làm tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước những rủi ro và nguy hại, bao gồm sử dụng sai thông tin cá nhân, truy cập vào nội dung độc hại và bắt nạt trực tuyến. Báo cáo cũng ghi nhận sự hiện diện khắp nơi của các thiết bị di động khiến việc truy cập trực tuyến của trẻ em ít được giám sát hơn và do đó tiềm năng rủi ro cao hơn.

Báo cáo về tình hình trẻ em thế giới năm 2017 khuyến nghị việc hoạch định chính sách hiệu cần tạo điều kiện cho tất cả trẻ em truy cập vào nguồn tài nguyên trực tuyến chất lượng cao; bảo vệ trẻ em khỏi những tổn hại trực tuyến như lạm dụng, bóc lột, buôn người, bắt nạt trực tuyến và tiếp xúc với các tư liệu không phù hợp; bảo vệ sự riêng tư và danh tính của trẻ em. Báo cáo cho rằng, cần dạy kỹ năng công nghệ số để trẻ có thông tin, được tham gia và an toàn trên mạng; nâng cao chuẩn mực và thực tiễn đạo đức giúp bảo vệ và mang lại lợi ích cho trẻ em...

Kể từ khi chính thức hòa mạng Internet vào năm 1997 và đã đạt được những bước tiến ấn tượng với 64 triệu người sử dụng Internet tính đến tháng 6 năm 2017, chiếm 67% dân số, Việt Nam cũng lọt vào nhóm các quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất ở châu Á. Truyền thông xã hội được phổ biến rộng rãi với 64 triệu người có tài khoản Facebook, trong đó phần đông là trẻ em và thanh thiếu niên.


Nguyễn Hồng Điệp
Sau 20 năm Internet vào Việt Nam: 64 triệu người dùng
Sau 20 năm Internet vào Việt Nam: 64 triệu người dùng

Chính thức kết nối mạng toàn cầu từ ngày 19/11/1997, sau 20 năm phát triển, Internet Việt Nam được cung cấp phổ cập cho người dùng cả nước. Không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối, tìm kiếm, chia sẻ thông tin, Internet đã len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành nền tảng kết nối mọi thứ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN