Ngày 3/5, quân đội Pakistan thông báo nước này đã phóng thử thành công hệ thống vũ khí đất đối đất "Abdali”.
Bộ Quốc phòng Romania ngày 29/4 đã hoan nghênh quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc chấp thuận bán cho Romania một hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Patriot, thông qua chương trình hỗ trợ an ninh Bán hàng quân sự cho nước ngoài (FMS) và thông báo cho Quốc hội Mỹ theo các thủ tục tiêu chuẩn của Mỹ.
Ngày 29/4, ba tổ chức từng được trao giải Nobel Hòa bình, gồm Chiến dịch Quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN), Tổ chức Bác sĩ Quốc tế phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW) và Nihon Hidankyo – nhóm đại diện cho những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Nhật Bản – đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đạt được thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 25/4 tuyên bố nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình phát triển công nghệ vũ khí siêu vượt âm.
Hải quân Mỹ hé lộ chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 6 F/A-XX thay thế Super Hornet, kết hợp AI, tấn công siêu xa, tích hợp UAV, thách thức mọi đối thủ tương lai.
Ngày 17/4, Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) cho biết đã thử nghiệm công nghệ radar mới có thể phát hiện thiết bị bay không người lái (UAV) từ khoảng cách vài km. Bước tiến này được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực trinh sát của quân đội Hàn Quốc.
Để đối phó làn sóng tấn công bằng UAV FPV từ Ukraine, Nga đã xây hành lang chống UAV gần biên giới Kursk. Liệu chiến thuật mới này có giúp Nga xoay chuyển tình thế?
Hội đồng châu Âu đã thông qua quyết định sửa đổi Quy tắc chung về kiểm soát xuất khẩu công nghệ và thiết bị quân sự, đồng thời ban hành các kết luận mới nhằm định hướng chiến lược kiểm soát buôn bán vũ khí trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng phức tạp.
Bất chấp trừng phạt khắt khe từ phương Tây, Nga vẫn âm thầm tăng tốc sản xuất pháo tự hành Malva – vũ khí đang làm thay đổi cục diện chiến trường Ukraine và khiến NATO lo ngại.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 13/4, Ấn Độ vừa đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng khi tiến hành thành công cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí năng lượng định hướng bằng laser (DEW), chính thức gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu công nghệ vũ khí thế hệ mới có khả năng vô hiệu hóa máy bay không người lái và các thiết bị bay của đối phương.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 11/4, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Vũ khí Ấn Độ (DRDO) đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm bom lượn tầm xa mang tên “Gaurav”, được phóng từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson ngày 11/4 cho biết Stockholm có ý định mua thiết bị bay không người lái (UAV) của Ba Lan để phục vụ nhu cầu của Ukraine.
Vũ khí do Ukraine sản xuất hiện đáp ứng 1/3 nhu cầu của quân đội, riêng số khẩu lựu pháo họ tự sản xuất được mỗi tháng thì nhiều hơn cả châu Âu cộng lại.
Trang bị công nghệ chiến đấu thế hệ mới, Challenger 3 được ví như bước ngoặt trong chiến tranh thiết giáp hiện đại, thách thức vị thế của T-14 Armata trên chiến trường tương lai.
BrahMos Aerospace - Tập đoàn quốc phòng và hàng không vũ trụ đa quốc gia Ấn Độ - Nga, ngày 3/4 cho biết đã ra mắt hệ thống tên lửa hành trình mà tập đoàn này cho là nhanh nhất thế giới tại Triển lãm quốc phòng và hàng không vũ trụ Mỹ Latinh (LAAD) ở Rio de Janeiro (Brazil).
Ngày 1/4, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã thông qua thương vụ bán 20 máy bay tiêm kích F-16 và các thiết bị liên quan cho Philippines với trị giá lên tới gần 6 tỷ USD.
Ngày 31/3, Mỹ và Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá gần 2 USD nhằm hỗ trợ vấn đề logistics và kỹ thuật cho các hệ thống phòng không Patriot của Ba Lan.
Ấn Độ tuyên bố đã thử nghiệm thành công robot dưới nước đầu tiên, không chỉ giúp nâng cao năng lực tác chiến của Hải quân nước này, mang lại lợi thế chiến lược cho New Dehli trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông và Bắc Phi, truyền thông Saudi Arabia ngày 26/3 cho biết các khí tài quân sự của Mỹ gia tăng đáng kể tại Trung Đông, cho thấy khả năng quân đội Mỹ sẽ tăng cường các cuộc tấn công vào vị trí của lực lượng Houthi ở Yemen.
Máy bay F-35, biểu tượng sức mạnh không quân Mỹ, đang đối mặt với làn sóng tẩy chay từ nhiều quốc gia đồng minh. Lo ngại về sự phụ thuộc vào Mỹ trong phụ tùng và cập nhật phần mềm, nhiều nước bắt đầu tìm kiếm giải pháp thay thế, đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của dòng máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới.