Băng Tía kiêu ngạo và tàn ác

Băng Tía kiêu ngạo và tàn ác - Kỳ 2: Những kẻ thống trị thế giới ngầm

Cũng giống như hầu hết các thành phố lớn ở giai đoạn đầu thế kỷ, các khu ổ chuột của Detroit là mảnh đất ươm mầm cho tội phạm và bạo lực. Quá trình phát triển của băng Tía cũng giống như hàng chục băng nhóm tội phạm khác như: Băng Five Points ở khu Brooklyn, băng Northside ở Chicago hay băng Boiler ở bang Philadelphia.

Các thành viên của băng Tía bị bắt trong cuộc chiến tranh giặt là.


Người ta kể rằng, sở dĩ nó mang tên của một màu rực rỡ là vì xuất phát từ một câu chuyện giữa hai người bán hàng trên phố Hastings. Cửa hàng của cả hai người đều là mục tiêu ăn trộm và phá hoại của lũ thanh niên hư hỏng. Một hôm, một trong những người bán hàng mới thốt lên rằng: “Bọn này không giống như những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi, chúng đã bị thiu thối, mất màu”.

“Đúng thế”, người bán hàng kia phụ họa, “chúng đã bị hỏng, có màu tía như màu của miếng thịt bị ôi, chúng là băng Tía”.

Thoạt đầu, đám găngxtơ này chưa có tiếng tăm gì cả. Chúng chỉ là con cái của những gia đình người Nga gốc Do Thái nhập cư tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn trên đất Mỹ. Nhưng cũng giống như bao con người khác, những người nhập cư này nhận ra rằng cuộc sống nơi đây không khác là bao so với quê nhà và các con phố không phải được dát bằng vàng.

Các thành viên của băng Tía hầu như lớn lên trong sự đói nghèo cùng cực. Chúng bắt đầu cướp phá chính những người nhập cư đồng hương của mình.
Đám trẻ đó, dưới sự chỉ huy của bốn anh em nhà Bernstein - Abe, Joe, Raymond và Izzy - là những tên móc túi nhà nghề và những tên chuyên ăn trộm đồ trang sức. Nhưng nhờ có Luật cấm rượu và vị trí thuận tiện của Detroit, những đứa trẻ hư hỏng đã nhanh chóng chuyển từ ăn cắp vặt trên đường phố sang cướp có vũ trang, tống tiền, và những hoạt động bạo lực khác. Chúng nổi tiếng với phương thức hoạt động bài bản và sự tàn bạo khi thanh toán đối thủ.

Đến đầu những năm 1920, băng Tía đã trở nên nổi tiếng với những phi vụ ăn cướp táo tợn hàng của những băng nhóm buôn rượu lậu được thành lập trước đó và có tiếng tăm hơn.

“Băng Tía luôn có xu hướng cướp của những tay buôn rượu lậu và cách thức mà chúng tiến hành là hết sức tàn ác”, Paul Kavieff đã viết như vậy trong cuốn sách của ông về băng Tía. “Bất kỳ ai khi muốn xuống hàng là rượu ở bến tàu Detroit đều phải mang theo vũ khí và sẵn sàng chiến đấu cho đến chết bởi vì băng Tía sẽ cướp hàng và chúng sẽ sẵn sàng bắn những người áp tải hàng. Những năm đầu, băng Tía chủ yếu cướp của các băng nhóm khác trong thế giới ngầm, nhờ vậy mà chúng không bị cảnh sát sờ gáy”.

Thanh tra Henry J. Garvin, người đứng đầu lực lượng chống tội phạm ở Detroit, gọi băng Tía là những kẻ thống trị thế giới ngầm của thành. Tuy nhiên, băng Tía của năm 1928 không chỉ gồm những tên lưu manh phố Hastings của năm 1918. Băng mới này chỉ mới thành lập được hai năm. Nhưng theo thanh tra Garvin, những kẻ cầm đầu băng này chính là cũng những đứa trẻ đã chỉ huy băng chuyên sách nhiễu những người buôn bán và bán hàng rong ở khu ổ chuột.

Trong thành phần băng mới này còn bao gồm những tên lưu manh đến từ New York, St. Louis và Chicago. Nó được thành lập năm 1926 nhằm mục đích đối phó với bang St. Louis, băng đã thôn tín Detroit ngay trước khi diễn ra sự kiện bắt cóc Meyer Bloomfield, một người chuyên về các hình thức đánh bài liên quan đến gậy ở câu lạc bộ Grand River. Câu lạc bộ này thực chất là một sòng bạc của Charles T. Brady “thầy thuốc”. Brady “thầy thuốc” đã bỏ ra 50.000 USD để chuộc lại nhân viên của hắn. Đây là vụ đầu tiên mở màn cho hàng loạt các vụ bắt cóc tống tiền nhân viên làm việc cho các sòng bạc diễn ra sau này.

Hành động đầu tiên chống lại băng Tía mới là vụ thanh toán diễn ra ở khu chung cư Milaflores vào tháng 3/1926. Ba tên côn đồ của băng St. Louis, gồm Frankie Wright, Reuben và Joseph Bloom bị giết chết trong một căn hộ của Axler-Fletcher. Fred Burke “sát thủ”, kẻ sau này được nhiều người biết đến trong vụ thảm sát diễn ra vào ngày Lễ Tình yêu ở Chicago năm 1929, đã được băng Tía thuê tiến hành vụ thanh toán này.

Khi cảnh sát tập trung chấn áp băng Tía, cắt đứt nguồn doanh thu của nó, băng này liền thành lập một liên minh với băng Oakland Sugar House. Đây là băng đã từng tham gia một cuộc chiến đẫm máu với các tay găngxtơ khác để giành quyền bảo kê các nhà máy rượu.

Việc lấy lời khai trong phiên tòa xét xử liên quan đến các cuộc chiến trong lĩnh vực hoạt động giặt là bắt đầu diễn ra vào ngày 4/6/1928 do thẩm phán Charles Bowles và một ban hội thẩm chủ trì. Tòa án đã yêu cầu 42 nhân chứng đứng ra làm chứng. Phiên tòa bị hoãn lại do Bowles bị bệnh. Đầu tháng 9/1928, vụ án kết thúc khi ban hội thẩm tuyên bố Jacoby và những tên anh chị khác trắng án.

Việc quan tòa tuyên bố những tay anh chị trắng án không phải là điều ngạc nhiên trong vụ này. Thực tế, có kẻ nào đó đã đột nhập vào các văn phòng của Hiệp hội giặt là ngay trước khi diễn ra phiên tòa xét xử và đánh cắp những tài liệu chứng tỏ đây là một vụ tống tiền. Điều ngạc nhiên là không có ai bị bắt giữ thêm trong lần đột nhập này.

Đình Vũ (tổng hợp)

Đón đọc kỳ 3: Vụ thảm sát ở Collingwood

Băng Tía kiêu ngạo và tàn ác - Kỳ 1: Thiên đường của những tên buôn rượu lậu
Băng Tía kiêu ngạo và tàn ác - Kỳ 1: Thiên đường của những tên buôn rượu lậu

Trong những năm đầu thế kỷ 20, khu vực Detroit, bang Michigan, Mỹ trở thành địa bàn hoạt động của băng Tía (Purple gang), một băng nhóm tội phạm nổi tiếng kiêu ngạo và tàn ác. Tại đây, ngoài các hoạt động được xem là “chuyên môn” của các băng nhóm tội phạm như đâm thuê, chém mướn...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN