TPP có một chương riêng về dệt may

Chương riêng về dệt may được xếp thứ tự là Chương IV của Hiệp định TPP, gồm các nội dung chính như bộ quy tắc xuất xứ riêng đối với các sản phẩm dệt may.

Sản xuất hàng dệt may tại công ty TNG. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc. Do đó, cũng như trong nhiều hiệp định thương mại tự do khác của Hoa Kỳ, nhóm nhiều nghị sỹ Hoa Kỳ cũng như các hiệp hội và doanh nghiệp ngành dệt may trong nước của Hoa Kỳ đều yêu cầu phải có một Chương riêng về dệt may trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tách khỏi đàm phán Chương 3 về mở cửa thị trường đối với hàng hóa nói chung.

Chương riêng này áp dụng cho hai đối tác đàm phán chủ yếu là Hoa Kỳ (phía mở cửa thị trường) và Việt Nam (phía tiếp cận thị trường), ngoài ra, còn có một số đối tác khác quan tâm như Mexico, Australia...

Theo thứ tự, Chương riêng về dệt may được xếp thứ tự là Chương IV của Hiệp định TPP, gồm các nội dung chính như bộ quy tắc xuất xứ riêng đối với các sản phẩm dệt may; các quy định về biện pháp tự vệ đối với dệt may và các vấn đề về hợp tác hải quan, chương trình giám sát, xác minh xuất xứ.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) lưu ý, do được đàm phán riêng nên các vấn đề của dệt may đều được quy định riêng, với tính chất khác biệt so với các hàng hóa khác. Vì thế, doanh nghiệp ngành dệt may cần xem Chương IV TPP (dệt may) trước khi xem các nội dung khác của TPP.

Trừ các vấn đề đã được quy định trong Chương IV về xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ, tự vệ và quy trình hải quan, đối với tất cả các vấn đề còn lại liên quan tới thương mại của hàng dệt may thì các chương khác của TPP vẫn áp dụng như bình thường, bà Trang khuyến nghị.

Thạch Huê (TTXVN)
Ngành công nghiệp nắm bắt cơ hội từ TPP
Ngành công nghiệp nắm bắt cơ hội từ TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp ngành công nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu. Tuy vậy, để đón được những cơ hội từ TPP, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp (DN) và cả các cơ quan quản lý đều cần phải thay đổi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN