Sở Du lịch thành phố Huế thông tin, trong 7 ngày (từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 3 Tết Ất Tỵ), lượng khách đến thành phố Huế ước đạt 118.614 lượt, tăng 35% so với cùng kỳ.
Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo.
Năm mới 2025, Phú Yên đặt nhiều mục tiêu và kỳ vọng du khách tiếp tục chọn nơi làm điểm đến trong hành trình du lịch.
Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, chương trình “Lì xì lộc sách đầu xuân” sẽ trao tặng 20.000 cuốn sách nói miễn phí cho người dân và du khách tham quan.
Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.
Trước mùa mưa bão năm 2024, tuyến đê ngầm dài 550m, cách bờ biển từ 250m đến 300m, có nhiệm vụ chống sạt lở bờ biển, bảo vệ các công trình phía bên trong khu vực biển An Bàng, phường Cẩm An, thành phố Hội An (Quảng Nam) đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh thông tin, trong 7 ngày nghỉ Tết (tính từ ngày 25 - 31/1, tức từ 25 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 3 Tết Ấy Tỵ), tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 552.000 lượt, bao gồm 362.000 lượt khách nội địa và 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch của tỉnh ước đạt 1.518 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn nhất cả nước trong dịp Tết.
Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, dịp Tết Nguyên đán 2025, lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 87.358 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2024; đồng thời lượng khách tham quan các khu du lịch, điểm vui chơi, giải trí và dịch vụ ước đạt 2,1 triệu lượt, tăng 18%. Điều này cho thấy sự sôi động của du lịch TP Hồ Chí Minh trong những ngày đầu năm mới.
Ngày 31/1, tức mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hàng nghìn du khách đã trẩy hội chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và dự Lễ hội Khán hoa mẫu đơn.
Ngày 31/1, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh Trần Anh Minh cho biết, trong 6 ngày (từ ngày 25-30/1/2025, tức 26 tháng Chạp đến mùng 2 Tết Ất Tỵ), khách tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 276.600 lượt, tăng 11,4% so cùng kỳ. Trong đó, lượt khách đến với Khu Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh núi Bà Đen ước đạt 270 nghìn lượt, tăng 12% so cùng kỳ năm 2024. Doanh thu du lịch trong 6 ngày ước đạt gần 226 tỷ đồng, tăng gần 27% so cùng kỳ.
Ngày 31/1 (mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách tấp nập đổ về tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy lượng du khách tăng cao nhưng vẫn không xảy ra tình trạng “cháy” phòng khách sạn hay quá tải các dịch vụ du lịch.
Bắc Ninh-Kinh Bắc là mảnh đất với truyền thống văn hiến và thừa hưởng trữ lượng di sản đồ sộ cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú. Mới đây, Kim bảo “Hoàng đế chi bảo” (hay còn gọi là ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg, là 1 trong 33 bảo vật Quốc gia được công nhận đợt 13, năm 2024.
Với thiên nhiên ưu đãi và sự sáng tạo không ngừng, các mô hình du lịch nông nghiệp xanh tại miền Tây Nam bộ đang mang đến những trải nghiệm khác biệt cho du khách.
Ninh Giang (Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với đặc sản bánh gai thơm ngon, mà còn là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc. Trong đó, đền thờ Khúc Thừa Dụ là một điểm đến thu hút đông đảo du khách và những người yêu lịch sử.
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề.