Việc truy thu BHTN chỉ thực hiện với đơn vị còn nợ BHTN

Trước thắc mắc của bạn đọc đang làm việc tại một số đơn vị sự nghiệp Nhà nước được thông báo sẽ bị truy thu bảo hiểm thất nghiệp, báo Tin Tức đã có trao đổi thông tin với ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng Ban thu (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) để làm rõ vấn đề này:

Hướng dẫn thủ tục Bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Thưa ông, những đối tượng nào phải truy thu bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), mức truy thu, căn cứ truy thu?


Căn cứ quy định tại khoản 3, khoản 4, điều 2, điều 102; khoản 3 điều 138; khoản 1 điều 140 Luật BHXH năm 2006; khoản 4 điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ - CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, từ ngày 1/1/2009, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) xác định thời hạn đủ 12 tháng đến 36 tháng; HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn trong các đơn vị sử dung lao động có sử dụng lao động từ 10 người lao động trở lên thuộc đối tượng phải tham gia BHTN, kể cả viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp.


Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHTN; là vi phạm pháp luật về đóng BHTN, buộc truy nộp số tiền BHTN chưa đóng, chậm đóng và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Mức truy đóng đối với đơn vị và người lao động bằng 2% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN, trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, điều 94, Luật BHXH năm 2006.


Trong thời gian tới, sẽ có thêm đối tượng nào phải đóng BHTN theo Luật Việc làm 2013 và quyền lợi được hưởng ra sao, thưa ông?


Căn cứ quy định tại điều 43 Luật Việc làm, từ ngày 1/1/2015, ngoài các đối tượng như đã nêu phần trên, đối tượng tham gia BHTN còn mở rộng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một số công việc nhất định, có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, tại tất cả các đơn vị sử dụng lao động (kể cả đơn vị sử dụng dưới 10 lao động).


Quỹ BHTN hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để chi trả các chế độ BHTN cho người tham gia BHTN gồm: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.


Xin cám ơn ông!

Xuân Cường
Hơn 10 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Hơn 10 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 18/3, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) công bố bản tin thị trường lao động quý 4/2015. Theo thống kê, đến hết quý 4/2015, cả nước có hơn 10,2 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), chiếm 18,8% lực lượng lao động (LLLĐ) cả nước, tăng hơn 1 triệu người (11,6%) so với cuối năm 2014.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN