Trên 62% công nhân phải chi tiêu tằn tiện

Ngày 13/8, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) đã tổ chức hội thảo công bố tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2015.



Theo đó, tiền lương trung bình (mức lương thực nhận theo thời gian và khoán sản phẩm theo giờ chuẩn quy định) của công nhân năm 2015 là 3.817.000 đồng/người/ tháng (cao nhất là vùng I: 4.369.000 đồng), cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng từ 10 – 14% và cao hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định.Tuy vậy,kết quả khảo sátcũng chỉ ra,mức chi tiêu trung bình của người lao động (có nuôi con, tại các ngành nghề,lĩnh vực khảo sát) là 4.247.000đồng/tháng,trong đó ở vùng 1 là 4.910.000 đồng/ tháng.Còn mức sống tối thiểu của người lao động ở vùng 1 là 4.006.000 đồng.


Theo Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn (Tổng LĐLĐ VN), với mức lương tối thiểu, mức thu nhập thực nhận của công nhân và so sánh với mức chi tiêu trung bình, mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ đã thấy cuộc sống của công nhân hiện nay khó khăn đến nhường nào. Khi những người làm khảo sát tiến hành phỏng vấn bằng phiếu ý kiến trực tiếp với công nhân, kết quảcó 19,9% công nhân trả lời thu nhập “không đủ sống”; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rấttiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống;trong khi chỉ có 8,0% cho biết có dư dậtcó tích luỹ. Trong số có tiết kiệm, tích lũy thì đa số chỉ dành được mức tiết kiệm rất ít, dưới 2 triệu đồng/ tháng.


Vì lương tối thiểu hiện quá thấp nên đa số công nhân phải coi làm thêm là cứu cánh. “Trước thực trạng đó, Tổng LĐLĐ VN đề nghị Chính phủ cần khẳng định lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của công nhân vào năm 2017, hiện lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 78-83% nhu cầu sống tối thiểu. Về việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016, Tổng LĐLĐ VN đề xuất 3 phương án với mức điều chỉnh tăng bình quân so với năm 2015 từ 350.000 - 550.000 đồng/ người/ tháng (tùy từng vùng), tương ứng tăng khoảng 16,8%”, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam cho biết.


XC

“Điều chỉnh lương tối thiểu căn cứ trên cả các yếu tố xã hội và kinh tế”
“Điều chỉnh lương tối thiểu căn cứ trên cả các yếu tố xã hội và kinh tế”

Theo Văn phòng Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, tổ chức công đoàn và các tổ chức người sử dụng lao động thường có những đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu rất khác nhau, do mỗi bên đều đang đại diện lợi ích cho các thành viên của mình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN