Trao đổi kinh nghiệm về quản trị tài sản trí tuệ Việt - Nhật

Chiều ngày 14/1/2016, tại Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (TP HCM) đã diễn ra buổi gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ giữa ông Naoya Oku, Giám đốc Quản lý và Phát triển Nhân lực thuộc Trung tâm Quốc gia về Đào tạo và Thông tin Sở hữu Công nghiệp Nhật Bản (INPIT) với hơn 20 thành viên của Câu Lạc Bộ Quản trị viên Tài sản Trí tuệ TP HCM.

Chiều ngày 14/1/2016, tại Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (TP HCM) đã diễn ra buổi gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động sở hữu trí tuệ giữa ông Naoya Oku, Giám đốc Quản lý và Phát triển Nhân lực thuộc Trung tâm Quốc gia về Đào tạo và Thông tin Sở hữu Công nghiệp Nhật Bản (INPIT) với hơn 20 thành viên của Câu Lạc Bộ Quản trị viên Tài sản Trí tuệ TP HCM.


Ông Naoya Oku cùng các thành viên của Câu Lạc Bộ Quản trị viên Tài sản Trí tuệ TP HCM.

TS. Hoàng Liên, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, đây là một trong những hoạt động hỗ trợ giao lưu, trao đổi và hợp tác quốc tế về KH&CN tại Cục Công tác phía Nam. Tham dự buổi họp còn có TS. Đào Minh Đức, Trưởng phòng Sở hữu Trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM.


BS. Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch cùng Ban Điều hành và Ban Cố vấn của Hệ thống Đức Phúc đã giới thiệu quá trình sáng tạo tài sản trí tuệ.

Ông Nayoa Oku cho biết, tại Nhật Bản, INPIT là cơ quan thuộc Chính phủ phụ trách việc đào tạo các thẩm định viên của Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) cũng như tham gia đào tạo rộng rãi về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, trường, viện. Chuyến thăm Việt Nam lần này của Ông chỉ có một mục đích duy nhất là tìm hiểu về cách thức tổ chức đào tạo về quản trị tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp, trường, viện tại TP HCM, cũng như kết quả ứng dụng thực tế sau khi được đào tạo.


LS. Lê Thu Hiền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Quản trị viên Tài sản Trí tuệ cho biết, Câu lạc bộ hiện gồm hơn 100 thành viên đã có quyết định bổ nhiệm vào các chức danh chuyên viên tài sản trí tuệ, chuyên viên sở hữu trí tuệ, trưởng phòng, ban, bộ phận tài sản trí tuệ hoặc giám đốc tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp, trường, viện trên địa bàn Thành phố, đã tham dự qua các cấp độ đào tạo khác nhau trong Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản Trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Mục tiêu hoạt động của CLB là trao đổi thông tin, kỹ năng và kinh nghiệm quản trị tài sản trí tuệ tại các đơn vị thông qua sinh hoạt nhóm, cùng nghiên cứu pháp luật SHTT các nước để chủ động chuẩn bị cho giai đoạn gia nhập sâu vào các hiệp định thương mại tự do và Cộng đồng AEC.


Ông Nayoa Oku đã trao đổi chi tiết về hoạt động quản trị tài sản trí tuệ tại một số đơn vị như Công ty Vĩ Long, Công ty Ninh Phong, Phòng Thí nghiệm Tế Bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM...; chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản.


Tiếp đó, ông đã đến thăm quan trực tiếp hoạt động quản trị tài sản trí tuệ tại Hệ thống Đức Phúc, một đơn vị chuyên về chăm sóc sức khỏe cột sống và khởi sự kinh doanh với hơn 300 đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, trong đó đã có hơn 10 bằng độc quyền được bảo hộ.


Ông Nayoa Oku trực tiếp trải nghiệm các quy trình chăm sóc cột sống cùng các sản phẩm ghế, gối, đệm, dép đã được bảo hộ độc quyền của doanh nghiệp Đức Phúc.

BS. Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch cùng Ban Điều hành và Ban Cố vấn của Hệ thống Đức Phúc đã giới thiệu quá trình sáng tạo tài sản trí tuệ, các rủi ro về sở hữu trí tuệ đã gặp phải, hoạt động tái cấu trúc công ty sau khi tham gia Chương trình Quản trị viên Tài sản trí tuệ của TP.HCM, chiến lược khai thác tài sản trí tuệ cùng các thành quả tài chính trong các năm gần đây, và các hoạt động phục cộng đồng của công ty. Ông Naoya Oku đã trực tiếp trải nghiệm các quy trình chăm sóc cột sống cùng các sản phẩm ghế, gối, đệm, dép đã được bảo hộ độc quyền, trao đổi chi tiết về cách thức tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm mới và các vấn đề sở hữu trí tuệ có liên quan. Tham gia trao đổi tại buổi tham quan, Ông Trần Vũ Tuấn Phan, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ đã giới thiệu chủ trương hỗ trợ cụ thể cho các hoạt động đổi mới sáng tạo của Bộ, trong đó có các doanh nghiệp như Đức Phúc và TS. Nguyễn Hữu Thái Hòa, chuyên gia chiến lược kinh doanh đã trao đổi về chiến lược hội nhập từ các sản phẩm trí tuệ mới.


Theo ông Naoya Oku, hoạt động đào tạo về quản trị tài sản trí tuệ tại TP.HCM tuy quy mô chưa lớn nhưng nội dung đào tạo rất thiết thực và chuyên nghiệp. Các quản trị viên tài sản trí tuệ tại TP.HCM đã giúp ông nhận biết một tinh thần nhiệt thành và tính sáng tạo trong việc vận dụng pháp luật sở hữu trí tuệ như một công cụ kinh doanh, cụ thể như qua các sản phẩm chăm sóc cột sống của Hệ thống Đức Phúc, tuy đã có bằng độc quyền tại Nhật Bản nhưng vẫn là các dòng sản phẩm rất mới mẻ, hữu ích và rất có triển vọng tại thị trường Nhật Bản.


PV
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN