TP Hồ Chí Minh: Cá chết nổi trắng mặt nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức và Dân tộc chiều ngày 16/4, sau cơn mưa lớn trước đó, hàng loạt cá chết nổi trắng mặt nước trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kéo dài từ cầu Thị Nghè (Quận 1) đến cầu số 1 (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).

Chú thích ảnh
Sau cơn mưa lớn trước đó, cá chết nổi trắng mặt nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Lượng cá chết tập trung nhiều nhất ở khu vực cầu số 1 và số 2 (cuối đường Hoàng Sa - Trường Sa, quận Tân Bình). Theo đó, xác nhiều loại cá chép, rô phi, diêu hồng lớn nhỏ nổi lềnh bềnh cùng rác thải, dầu nhớt đóng thành mảng lớn.

Chú thích ảnh
Cá chết nổi trắng mặt nước từ cầu số 2 đến cầu số 1 trên đường Hoàng Sa - Trường Sa (quận Tân Bình).
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Cá và rác thải nổi thành một lớp trên mặt nước, bốc mùi hôi thối.
Chú thích ảnh
Không khó để nhìn thấy cá chết khi đi ngang qua tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt sau cơn mưa lớn trái mùa là do lượng nước thải tồn đọng trong các cống tràn ra cộng với nhiệt độ nước thay đổi thất thường, đột ngột, làm cho lượng ô xy kém đi khiến cá chết. 

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Trên mặt nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có lớp màng phủ trông như lớp váng dầu.

 

Chùm ảnh: Lưu Niệm/Báo Tin tức
Vụ cá chết ở suối Cổ Đam, Thanh Hóa: Nguyên nhân do nguồn nước nhiễm khuẩn
Vụ cá chết ở suối Cổ Đam, Thanh Hóa: Nguyên nhân do nguồn nước nhiễm khuẩn

Ngày 12/3, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, kết quả xét nghiệm các mẫu nước tại suối Cổ Đam, thị xã Bỉm Sơn xác định nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cá tự nhiên chết hàng loạt thời gian qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN