Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1722/TTg-V.I về việc chấn chỉnh, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân.

 

Tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của Quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

 

Để chấn chỉnh, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổng thanh tra Chính phủ căn cứ tình hình thực tế chủ động về địa phương nơi xảy ra vụ việc để tiếp công dân; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ để việc tiếp công dân đạt hiệu quả. Tổng thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương ban hành quy chế phối hợp tiếp công dân; quy định quy trình, thủ tục, văn bản hành chính tiếp công dân tại Trụ sở; xác định rõ phạm vi, trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan theo quy định của pháp luật; chỉ đạo Ban Tiếp công dân trung ương và các đơn vị trực thuộc tiếp công dân, tiếp nhận đơn, thư, nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật các trường hợp: Khiếu nại, tố cáo, phản ánh về các vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm những vụ việc Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, báo cáo và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết, tố cáo các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 7 Điều 13 Luật tố cáo, bao gồm cả trường hợp do khiếu nại không đạt được mục đích công dân chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại, vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, có văn bản trả lời, nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo (trường hợp này cần hướng dẫn, giải thích, yêu cầu công dân chấp hành biện pháp giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, nếu công dân cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì từ chối tiếp theo quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân).

 

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo đúng quy định của Luật tiếp công dân; tập trung kiểm tra, giải quyết những vụ việc phức tạp, kéo dài, những vụ việc được Thủ tướng Chính phủ giao; phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổng thanh tra Chính phủ trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến bộ, ngành mình.

 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, những vụ việc đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổng thanh tra Chính phủ tiếp và các cơ quan trung ương hướng dẫn, chuyển đơn về địa phương giải quyết. Khi công dân đến các cơ quan trung ương khiếu nại, tố cáo phải chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời, chặt chẽ với Ban Tiếp công dân trung ương và đại diện các cơ quan trung ương tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương và các cơ quan có liên quan để xử lý kịp thời những tình huống phát sinh và làm tốt việc tiếp công dân.

 

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho cán bộ tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật.

 

TTXVN/ Tin Tức

Hoàn thiện chỉ số cải cách hành chính
Hoàn thiện chỉ số cải cách hành chính

Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) được coi là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động CCHC trên các lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; CCHC công và hiện đại hóa nền hành chính.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN