Dân chưa kịp tái định cư, nhà đã hỏng

Qua chuyến đi khảo sát thực tế tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phóng viên báo Tin Tức hiểu được vì sao người dân vốn không có thiện cảm với khái niệm nhà tái định cư (TĐC), đồng thời nhiều người dân phải di dời bởi các dự án giao thông vẫn băn khoăn khi chuyển đến ở các khi TĐC tái định cư.

Rất nhiều hộ dân ở các khu tái định cư đang kêu trời vì chất lượng nhà quá kém. Mặc dù mới chỉ chuyển đến ở vài năm nhưng nhiều hạng mục của tòa nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.

Dưới đây là những ảnh ảnh mà phóng viên ghi nhận được tại các khu TĐC bị xuống cấp tiêu biểu:

Khu TĐC Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) được bắt đầu đưa vào sử dụng từ những năm 2006 - 2007. Tuy nhiên, theo phản ánh của các hộ dân ở đây, khu nhà đã xuống cấp ngay mấy năm sau đó.


Tường vỡ để lộ đường ống nước tại nơi để xe tòa nhà N2.


Hệ thống đèn chiếu sáng trong tòa nhà N1 trông rất thô sơ mà đã hỏng hóc.


Trong nhà bà Tô Thúy ở tầng 9 nhà N1, các bức tường bị ẩm và bong tróc lớp vữa.


Người dân phản ánh khu có khá ít cây xanh và không có nhiều cây lớn. Hệ thống cây cảnh, hoa trang trí không được chăm sóc nên đã chết hết. Người dân tận dụng bồn hoa để trồng rau.


Tường nứt, vỡ để lộ cả ống dẫn nước trong nhà N2.


Tại nhà 307, tòa N2, sàn nhà bị phồng lên rất rõ, làm vỡ gạch khiến đời sống người dân gặp nhiều bất tiện.


Chân tường một số khu nhà xuất hiện những kẽ nứt.


Người dân cho biết đường ống cống sau nhiều năm không được bảo trì đã vỡ, nước thải chảy tràn lên trên mặt đường. Hiện, đường ống cống đang được sửa chữa và xây lại.


Khu nhà như một "bãi chiến trường".


Những bức tường bên ngoài xuất hiện tình trạng bong, tróc gạch.


Chân tường bị “xói, lở”.


Hai tòa nhà N9, N10 xây dựng sau cùng nhưng lại xuống cấp nhanh nhất. Quan sát từ bên ngoài, tường nhà bong tróc nghiêm trọng.


Trần của khu đại sảnh tại tòa nhà B11D, khu TĐC Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) xuất hiện những “lỗ thủng” như thế này.


Hệ thống đổ rác thải tại khu nhà B11D đã cũ nát.


Một số hành lang trong các chung cư xuất hiện tình trạng “gồ” lên và nứt vỡ.


Đôi chỗ còn xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước khiến tường bị bong tróc.


Hiện tượng ẩm ướt và bong tróc, nứt vỡ tường ở khu để xe của tòa nhà B3A, Nam Trung Yên.


Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu TĐC cũng trong tình cảnh tương tự. Trong ảnh là chung cư An Lộc, quận 2.


Chung cư TĐC này được đưa vào sử dụng từ năm 2008 cho các hộ dân bị ảnh hưởng từ dự án đô thị mới Thủ Thiêm. Sau thời gian ngắn sử dụng, nhiều căn hộ đều có hiện tượng thấm tại khu vực nhà vệ sinh, tường bị thấm khi mưa, hệ thống thoát nước bị nghẹt.


Người dân bức xúc vì tương nhà bong tróc, nền nhà bị bong.


Tường nhà bị nứt nên ngấm dột nước mưa.


Cũng tại TP Hồ Chí Minh, chung cư Vĩnh Lộc B rộng 31 ha, vốn đầu tư 1.062 tỉ đồng cũng đang xuống cấp.


Chân tòa nhà bị sụt lún.


Tường ngoài bị bong tróc nên phải "vá víu".


Do không được dọn dẹp thường xuyên nên khu nhà trông khá mất vệ sinh.


Thực hiện: Hoàng Dương - Thu Hồng - Anh Đức

Nhiều rủi ro khi mua căn hộ tái định cư
Nhiều rủi ro khi mua căn hộ tái định cư

Căn hộ đã xây xong, mã căn hộ cũng đã được bốc thăm nhưng người dân vẫn chưa thể vào ở được vì chủ đầu tư chưa công bố giá bảo toàn vốn để người dân nộp tiền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN