Bệnh nhi tay chân miệng ở Quảng Ngãi tăng đột biến, nằm tràn hành lang

Từ ngày 20/9 đến nay, tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn biến phức tạp. Hiện toàn tỉnh có hơn 1.000 trường hợp trẻ mắc bệnh, với 25 ổ bệnh, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.

Chú thích ảnh
Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: dantri.com.vn

Riêng từ cuối tháng 8/2018 đến nay, số ca mắc mới tăng đột biến. Tại Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi đang có khoảng 150 trẻ điều trị bệnh tay chân miệng, trong đó số ca mắc độ 2, 2a, 2b, đặc biệt là độ 3 rất đông, chiếm gần 60% tổng số ca mắc.

Số ca điều trị tay chân miệng tăng đột biến khiến Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh rơi vào tình trạng quá tải. Tình trạng 2 bệnh nhi phải nằm ghép 1 giường, nằm giường xếp khắp các lối đi, hành lang khiến các y, bác sỹ phải làm việc liên tục để thăm khám, chăm sóc, điều trị cho trẻ.

Bác sỹ Trương Thị Thanh, Phó Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi, cho hay: Hiện nay, Khoa chỉ có 3 bác sỹ nên không đủ nhân lực khi số ca bệnh liên tục tăng. Trước tình hình đó, Bệnh viện đã bổ sung nhân lực cho Khoa, đồng thời tăng thêm máy monitor theo dõi nhịp thở và các thiết bị, thuốc phục vụ bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhi mắc các chứng bệnh khác cũng sẽ được chuyển sang Khoa Nhi tổng hợp, còn Khoa bệnh Nhiệt đới chỉ điều trị bệnh tay chân miệng, nhằm giảm nguy cơ lây chéo trong bệnh viện.

Trẻ thường mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất ở lứa tuổi mầm non, tiểu học, nên khả năng lây lan

Cô Phạm Thị Tuyết Huệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non 2/9, thành phố Quảng Ngãi, cho biết: Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế phường để tuyên truyền và nhận Cloramin B khử trùng, phòng chống dịch bệnh. Đội ngũ giáo viên cần hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh...

Ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo ngành y tế tỉnh tập trung mọi nguồn lực để phòng và điều trị bệnh nhân tay chân miệng, hạn chế nguy cơ gây tử vong cho trẻ; đồng thời tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng bệnh cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ, đặc biệt là phối hợp với ngành giáo dục trong việc phòng bệnh tại trường học. Ngành y tế cần khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn kiến thức chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng cho nhân viên y tế tuyến huyện, tiến hành phân loại để giảm tải cho tuyến tỉnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.

 

Đinh Thị Hương (TTXVN)
Số ca bệnh tay chân miệng tại Ninh Thuận tăng 88%, đa số là trẻ dưới 3 tuổi
Số ca bệnh tay chân miệng tại Ninh Thuận tăng 88%, đa số là trẻ dưới 3 tuổi

Đến ngày 2/10, tỉnh Ninh Thuận ghi nhận 643 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 88% so với cùng kỳ năm 2017) với 60 ổ bệnh, trong đó trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi chiếm gần 85%.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN