Thảo cầm viên Sài Gòn tất bật chỉnh trang, chuẩn bị đón khách từ ngày 5/11

Những ngày này, đội ngũ công nhân viên tại Thảo cầm viên Sài Gòn ai nấy đều tất bật với công việc dọn dẹp, cải tạo cảnh quan để chuẩn bị tốt nhất cho ngày mở cửa đón khách trở lại.

Chú thích ảnh
Thảo cầm viên Sài Gòn là một bảo tàng thiên nhiên quý giá, đồng thời là một di tích văn hóa, lịch sử của TP Hồ Chí Minh và cả nước, hàng năm thu hút hơn một triệu lượt người đến tham quan.

Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, nhiều nhân viên đang tất bật dọn dẹp, cải tạo cảnh quan bên trong Thảo cầm viên Sài Gòn. Nhiều người bày tỏ vui mừng vì công viên sắp được hoạt động trở lại sau hơn 5 tháng đóng cửa dừng hoạt động. Dự kiến, Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ mở của trở lại vào ngày 5/11. 

Ông Phạm Văn Tân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn cho biết, những ngày gần đây, tất cả các công nhân viên của đơn vị ở các xí nghiệp động vật, thực vật và các tổ chuyên môn đều dốc sức dọn dẹp, chuẩn bị cảnh quan sạch sẽ nhất để đón khách.

"Việc đón khách trở lại sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định của TP Hồ Chí Minh. Giá vé vẫn không thay đổi, người lớn 60.000 đồng/lượt, trẻ em 40.000 đồng/lượt và miễn phí cho trẻ em dưới 1m. Chúng tôi đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để ngày mở cửa hoạt động diễn ra suôn sẻ, an toàn, chu đáo", ông Tân nói.

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh về công tác chuẩn bị tại Thảo cẩm viên Sài Gòn: 

Chú thích ảnh
Công ty và nhân viên tại đây luôn cố gắng để chăm sóc các con thú một cách tốt nhất. 
Chú thích ảnh
Các công nhân đang tất bật dọn dẹp để chuẩn bị mở cửa trở lại.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
 Các nhân viên thuộc tổ chăm sóc thực vật tại Thảo cầm viên Sài Gòn đang chuẩn bị cây cảnh để trồng lại hàng loạt mới, thay thế cho những cây cũ đã bị hư hỏng sau hơn 4 tháng đóng cửa vì dịch bệnh.
Chú thích ảnh
Anh Huỳnh Chí Hảo, tổ bảo vệ đang thổi lá cây cho biết, lá được gom lại sẽ đưa về ủ rồi dùng để làm phân bón cho cây. Thời điểm này đang mùa rụng lá, anh Hảo là bảo vệ, nhưng hiện tại công việc chưa nhiều, nên cũng tranh thủ phụ các công nhân khác dọn dẹp.  
Chú thích ảnh
Anh Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc bộ phận động vật tại Thảo cầm viên Sài Gòn cho biết, anh rất vui khi nơi đây chuẩn bị mở trở lại và công nhân lại có việc để làm sau 4 tháng nghỉ vì dịch bệnh. 
Chú thích ảnh
Dù đã nghỉ hưu, anh Đỗ Văn Cường đã tranh thủ vào Thảo cầm viên Sài Gòn phụ vợ là chị Đinh Thị Liệu dọn dẹp và chăm sóc cây cảnh cho kịp tiến độ. 

Cùng ngắm các loài thú tại Thảo cầm viên trước giờ mở cửa: 

Chú thích ảnh
Voọc chà vá là loài đặc hữu của Việt Nam, được xếp trong danh sách 25 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp trên thế giới. Hiện nay, các con vật này đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn khá tốt. Tại đây đang chăm sóc nhiều loại Voọc chà vá như:  voọc chân xám, voọc chân nâu và voọc chân đen...
Chú thích ảnh
Mẹ con nhà Voọc chà vá đang ăn lá dâu tằm do các nhân viên chăm sóc thú chuẩn bị sẵn tại chuồng. 
Chú thích ảnh
Thảo cầm viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật thuộc 125 loài, trong đó có nhiều loại thuộc quý hiếm như: trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hưu vàng, báo lửa, báo gấm... Tại đây cũng có hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.
Chú thích ảnh
Trong Thảo cầm viên Sài Gòn có voi châu Á, trong đó có chú voi Chuông nặng đến 4 tấn và đã hơn 60 năm tuổi, luôn mang đến cho khách tham quan những phút giây thư giãn...
Chú thích ảnh
Khách tham quan sẽ rất hồi hộp khi đến khu chuồng cọp, trong đó có ba con hổ Ðông Dương và hai con hổ trắng.
Chú thích ảnh
 Những ai đam mê các loài chim sẽ thỏa sức ngắm nhìn các loài chim lớn như: đại bàng đầu trọc (sải cánh dài tới 3 m), đại bàng biển, ó biển, diều hâu, kền kền; một số chim thuộc loại hồng hoang như: niệc mỏ vằn, niệc cổ hung, các loại chim thuộc họ trĩ như: trĩ sao, công xanh Ðông Dương,  hồng hạc, thiên nga trắng, le le, vịt trời, bồ nông chân xám, cò lạo Ấn Ðộ, hạc cổ trắng, các loài vẹt và các loại gà rừng quý hiếm..
Chú thích ảnh
 Bộ sưu tập thú ở Thảo cầm viên còn có đàn nai, đàn hươu sao, hươu cao cổ và bầy linh dương với bốn loại sừng: kiếm, xoắn, đầu bò, thẳng.
Chú thích ảnh
 Trong một khuôn viên rộng 17 ha, lại có đến 500 loài cây xanh, bao gồm 2.100 cây thân gỗ và khoảng 500 chậu cảnh trưng bày cây cảnh, xương rồng, phong lan và bon sai.

    

Chùm ảnh, clip: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
TP Hồ Chí Minh kích hoạt phát triển kinh tế đêm Cần Giờ để khôi phục kinh tế
TP Hồ Chí Minh kích hoạt phát triển kinh tế đêm Cần Giờ để khôi phục kinh tế

Ngay khi TP Hồ Chí Minh trở lại trạng thái bình thường mới, huyện Cần Giờ đã được chọn là điểm đến du lịch đầu tiên nhằm khôi phục ngành du lịch. Để giữ chân du khách đến Cần Giờ được lâu hơn, đồng thời từng bước phục hồi kinh tế Cần Giờ sau thời gian dài bị trì trệ do dịch bệnh, TP Hồ Chí Minh đã kích hoạt phát triển kinh tế đêm Cần Giờ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN