Trận đấu vì nợ quốc gia

Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) cảnh báo các tập đoàn cho vay thế chấp Fannie Me và Freddie Mac có thể mất thứ hạng tín dụng cao nhất, nếu Chính phủ Mỹ và Quốc hội không đạt được thỏa thuận nâng mức trần nợ công để tránh nguy cơ vỡ nợ vào ngày 2/8.

Như vậy, chỉ còn hai tuần nữa sẽ kết thúc trận quyết đấu "Armageddon" sinh tử (Trận đấu vì nợ quốc gia) theo lời Tổng thống Obama.

S&P nói rằng hai tập đoàn Fannie Me và Freddie Mac đang do Chính phủ Mỹ kiểm soát cùng với một số ngân hàng khác như Federal Home Loan Banks hay Farm Credit System Banks cũng có nguy cơ vỡ nợ do các thể chế tài chính này "phụ thuộc trực tiếp vào chính phủ Mỹ".

Ảnh:Internet


Trong ba tháng tới là 50/50, ngay cả khi Quốc hội và Chính phủ đạt được thoả thuận nâng trần nợ vào cuối tháng này. Theo ông John Chambers Chambers, đây là "thời khắc quan trọng" để Nhà Trắng và các nghị sĩ Đảng Cộng hoà đạt được một thoả thuận đáng tin cậy về ngân sách để giải quyết các vấn đề nợ dài hạn của Mỹ.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, nếu mức trần nợ công của Mỹ không được Quốc hội thông qua, Mỹ bị lâm vào tình trạng không còn khả năng thanh toán, hay còn gọi là vỡ nợ. Trước nguy cơ này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải kêu gọi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhanh chóng thỏa hiệp.
Vấn đề trở nên nổi cộm là do phía đảng Cộng hòa, hiện nắm đa số ở Hạ viện, định chế có quyền trong vấn đề ngân sách, muốn tranh thủ cơ hội để buộc
Chính phủ phải giảm bớt nợ nhà nước.

Theo đảng Cộng hòa, biện pháp mà Chính phủ phải làm là cắt giảm chi tiêu trong lĩnh vực xã hội, điều mà đảng Dân chủ không đồng ý. Đảng này chủ trương tăng thu nhập bằng cách bãi bỏ các biện pháp giảm thuế hiện hành, đặc biệt cho người giàu. Để tháo gỡ bế tắc, Tổng thống Obama sẽ phải buộc đảng Dân chủ nhượng bộ một phần để đổi lấy thỏa hiệp từ phía đảng Cộng hòa.

Năm ngày thảo luận liên tiếp giữa Tổng thống Obama và giới lãnh đạo Quốc hội đã kết thúc cuối tuần trước mà không khai thông được bế tắc, khiến Tổng thống đã chuyển từ thuyết phục đến đưa ra tối hậu thư, yêu cầu các nghị sĩ hai đảng phải nhượng bộ về những điều kiện tăng mức trần nợ công, đồng thời cảnh báo không còn nhiều thời gian để đạt được thỏa thuận trong bối cảnh thời hạn chót 2/8 đã cận kề.

Lãnh đạo hai đảng tại Thượng viện hiện vẫn nỗ lực tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng khi Thượng viện đề ra một kế hoạch lưỡng đảng nhằm cho phép Tổng thống Obama ngăn chặn viễn cảnh nước Mỹ bị vỡ nợ, đổi lại Chính phủ chấp nhận cắt giảm chi tiêu 1.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa cho biết ngày 19/7 sẽ tiến hành bỏ phiếu về dự luật nâng mức trần nợ công hiện nay thêm 2.500 tỷ USD như Tổng thống Obama đề xuất, nếu Quốc hội thông qua việc sửa đổi ngân sách cân đối.

Tuy nhiên, văn kiện này chỉ mang tính tượng trưng bởi nó hầu như chắc chắn bị bác bỏ tại Thượng viện, nơi đảng Dân chủ chiếm đa số ghế. Cuộc bỏ phiếu được cho là sẽ giúp xoa dịu các nghị sĩ bảo thủ, đồng thời mở đường cho Chủ tịch Hạ viện, nghị sĩ Cộng hòa John Boehner, đi đến một thỏa thuận cuối cùng với Nhà Trắng về kế hoạch nâng mức trần nợ đã lên tới 14.290 tỷ USD hôm 16/5.

Tổng thống Obama tuyên bố nếu phe Cộng hòa đưa ra một kế hoạch nghiêm túc về việc giảm thâm hụt ngân sách cũng như đối phó với tình trạng nợ công đã lên mức kịch trần, ông sẵn sàng thay đổi, cho dù đó là những quyết định rất khó khăn.

Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN Giám đốc Ngân sách Nhà Trắng Jake Lew nhấn mạnh Tổng thống vẫn muốn giảm ngay khối nợ công khổng lồ, nhưng không thể xóa bỏ những nguyên tắc cơ bản và phải có kế hoạch dự phòng. Cả Nhà Trắng và Quốc hội đều ủng hộ cắt giảm phần lớn chi tiêu, nhưng Tổng thống Obama cũng tìm cách tăng thêm khoản thu ngân sách bằng cách tăng thuế đánh vào tầng lớp giàu và các doanh nghiệp lớn tại Mỹ, điều mà phe Cộng hòa cực lực phản đối.

Tuy nhiên, ông Lew tỏ ý tin tưởng "vẫn còn thời gian để giải quyết một vấn đề lớn mở đường cho thỏa thuận về vấn đề nợ công. Quốc hội phải có phương hướng hành động và ngăn chặn nguy cơ nước Mỹ bị vỡ nợ".
Các thống đốc bang nhóm họp tại Utah cuối tuần qua cũng hối thúc Tổng thống và phe Cộng hòa nhanh chóng tìm ra giải pháp để phá vỡ thế bế tắc tại Quốc hội.

Theo Thống đốc bang Connecticut, Dannel Malloy, tình hình hết sức nguy hiểm và nực cười bởi những người trong cuộc đóng vai trò quyết định; và chỉ cần một câu để giải quyết vấn đề đó là nâng mức trần nợ công. Các thống đốc tỏ ra quan ngại bởi lẽ không nâng trần nợ công sẽ làm Chính phủ vỡ nợ, động thái không chỉ ảnh hưởng tới tình hình liên bang, mà còn cả thứ hạng tín dụng của từng bang.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cũng lên tiếng kêu gọi nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng dài hạn về nợ công. Theo ông, công bố vỡ nợ kỹ thuật sẽ dẫn đến thảm họa, mà nếu so với nó sự sụp đổ của "gã khổng lồ" Lehman Brothers cách đây gần 3 năm có vẻ sẽ chỉ là "chuyện nhỏ".

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng không thể nào ông Obama và Quốc hội lại đành để khối nhân viên Nhà nước và những người về hưu lâm vào cảnh không có lương và phụ cấp, còn nền kinh tế thì thiếu đầu tư.

TTXVN/Tin tức
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN