Tín dụng tăng trưởng, lợi nhuận ngân hàng khởi sắc

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 20/7, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,84% so với tháng 12/2015, huy động vốn tăng 10,17%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,02%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 20/7, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,84% so với tháng 12/2015, huy động vốn tăng 10,17%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,02%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. 

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng cao hơn so với cùng kỳ với cơ cấu tín dụng tác dụng tích cực với sản xuấtvà tăng trưởng kinh tế. Đặc điểm tăng trưởng tín dụng năm nay khá đều từ đầu năm không dồn vào cuối năm như một số năm trước. Trong vòng 2 tháng gần đây, sau khi NHNN cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay ngắn hạn ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu, tín dụng ngoại tệ bắt đầu tăng, hỗ trợ tốt doanh nghiệp. Đáng chú ý là, cơ cấu tín dụng trung và dài hạn có mức tăng cao hơn tín dụng chung, ở mức hơn 10%, có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản tăng 9%, chiếm tỉ trọng 8,5%


Về lãi suất, đại diện NHNN cho rằng cơ bản làổn định, việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động là hiện tượng cục bộ, cơ bản lãi suất huy động là ổn định. Theo số liệu các TCTD báo cáo NHNN, nợ xấu cuối tháng 5/2016 làở mức 2,78% (dưới 3%).


Theo một số chuyên kinh tế, dữ liệu từ một số ngân hàng công bố mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là yếu tố đầu tiên tạo nên con số lợi nhuận khả quan.


Lãnh đạo Ngân hàng NCB ngày 8/8 cho biết: Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB – mã:NVB) công bố: Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 59 nghìn tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, cho vay khách hàng đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15%;tiền gửi của khách hàng đạt hơn 39 nghìn tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ; thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 246 tỷ, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.


Một số hoạt động kinh doanh mang lại kết quả tốt như mua bán chứng khoán đầu tư lãi gần 12 tỷ, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng lên 5,7 tỷ đồng. Kết thúc quý II, NCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế là con số dương trong khi năm ngoái âm 18 tỷ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt 67,604 tỷ đồng, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy sau khi trích lập dự phòng rủi ro và các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc, lợi nhuận trước thuế là 12,2 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với con số 1,7 tỷ cùng kỳ năm trước; sau thuế, lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng còn 9,5 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối tháng 6 ở mức 2,1%, xuống dưới 3% như mục tiêu đề ra đầu năm 2016.


NCB từ khi tái cấu trúc đến nay đã và đang nỗ lực vừa tăng cường hoạt động kinh doanh vừa tái cơ cấu xử lý các vấn đề tồn đọng cũ trước đây. Các số liệu tài chính cho thấy tình hình của ngân hàng ngày càng tốt lên. Trên cơ sở xác định những phân khúc khách hàng và phân khúc thị trường "lõi", NCB đã phát triển các sản phẩm tương ứng làm cột trụ cho danh mục cho vay cá nhân như: cho vay mua nhà, xe, cho vay ưu đãi hộ kinh doanh…kiên trì đi theo định hướng chiến lược trở thành nhà tư vấn tài chính thân thiện song hành cùng khách hàng, thấu hiểu và mang đến cho khách hàng các giải pháp tài chính được "may đo" theo đúng nhu cầu chuyên biệt. Năm 2016, NCB đặt kế hoạch đạt 171 tỷ đồng lợi nhuận, tổng tài sản đạt trên 61.000 tỷ đồng, tiếp tục kiểm soát nợ xấu dưới 3%.​


Lợi nhuận sau thuế quý II/2016 của ngân hàng Techcombank đạt mức 792 tỷ đồng, tăng tới 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn tượng nhất có lẽ là trường hợp của BIDV khi ngân hàng này đạt mức lợi nhuận sau thuế 991 tỷ đồng trong quý II/2016, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận của Techcombank. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Techcombank đạt mức lợi nhuận sau thuế 1.267 tỷ đồng, tăng 57,6% so với cùng kỳ 2015. Tốc độ tăng trưởng này tiếp tục cao hơn tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần tiêu biểu như: Vietcombank, BIDV, MBBank, Sacombank, ACB, VPBank…


Phía Vietcombank vừa công bố kết quả 6 tháng đầu năm 2016 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch năm. Đại diện Vietcombank cho hay, tính đến 30/6, huy động vốn của ngân hàng đạt 535.203 tỷ đồng, tăng 6,72% so với 2015, đạt 102,23% kế hoạch 6 tháng và đạt 92,93% kế hoạch cả năm.


Đánh giá về kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Vietcombank, Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) cho rằng: cho vay đến cuối tháng 6 chủ yếu vào phân khúc cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này giúp cho tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) tăng 0,1%, từ 2,65% trong 6 tháng đầu năm 2015 lên 2,75% nhờ tỷ lệ LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) thuần tăng.


“Bên cạnh đó, tăng trưởng cho vay vượt tăng trưởng huy động cộng với sự chú trọng của Vietcombank vào các phân khúc cho vay lãi suất cao chẳng hạn như cho vay cá nhân. Đồng thời Vietcombank có thế mạnh mạng lưới nên có thể tập trung cho vay các mảng cho vay có lãi suất cao chẳng hạn như cho vay tiêu dùng. Điều này là nhờ hệ số LDR ở mức hợp lý trong khi tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cũng ở mức thấp”, HSC phân tích.


Được biết, năm 2016, Vietcombank dự kiến đạt tổng tài sản 765.438 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2015. Dư nợ cho vay tăng 17%, tiền gửi của khách hàng tăng 15%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 10% so với mức lợi nhuận đạt được năm 2015.

Hiện lãi suất cho vay trung và dài hạn không quá 10% và trong những tháng cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thực hiện những biện pháp cân đối giữa nguồn vốn để có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Tại báo cáo về tình hình tiền tệ và hoạt động ngân hàng 7 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ cuối tháng 4/2016, các ngân hàng thương mại Nhà nước và một số ngân hàng cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5% một năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10% một năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.



Minh Phương
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong nhiều năm qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn lực đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với ngành chủ lực của vùng là nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và rau quả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN