Phân mức độ nặng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi (Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Để đánh giá cụ thể mức độ nặng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thông thường các bác sỹ dựa vào các tiêu chuẩn sau:

 

- Khám lâm sàng: Đánh giá các triệu chứng ho, khó thở, tím môi, phù chân, gan to…

 

- Chụp X quang phổi: Hình ảnh giãn phế nang, tăng áp động mạch phổi (đường kính nhánh xuống của động mạch phổi > 16mm).


- Đo chức năng hô hấp với máy phế dung kế: Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Việc phân chia mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa theo chức năng thông khí phổi như sau:


+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 0: Bệnh nhân có ho khạc đờm mạn tính kéo dài ít nhất 3 tháng/1 năm và trong 2 năm liên tiếp. Đo chức năng thông khí phổi hoàn toàn bình thường.


+ Giai đoạn I: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) > 80%.


+ Giai đoạn II: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) = 50 - 80%.


+ Giai đoạn III: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) = 30 - 49%.


+ Giai đoạn IV: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) < 30%.


- Điện tim và siêu âm tim để tìm các dấu hiệu của tăng gánh thất phải. Nếu bệnh nhân có chức năng thông khí phổi tương ứng bệnh giai đoạn III, nhưng lại có kèm theo các dấu hiệu của tăng gánh thất phải hoặc suy tim phải thì bệnh nhân đó được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn IV.

 

Hoàng Dương

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN