Cây chuối rừng được bà con tận dụng để làm những bài thuốc chữa bệnh:
*Vỏ quả chuối hột:
- Trị đau bụng kinh niên: Vỏ quả chuối hột 40 g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4 g; cam thảo 2 g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 - 3 lần trong ngày với nước ấm.
- Trị đau bụng, tiêu chảy: Vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8 g, hãm nước sôi uống.
- Trị kiết lỵ: Vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng (hay còn gọi là quýt rừng), vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20 g; búp ổi 10 g, phơi khô, sắc uống.
*Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.
- Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại axít dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.
- Hoa chuối là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt, vì vậy nên ăn hoa chuối để thêm chất xơ cho ruột, chống táo bón ở người cao tuổi.
*Lá chuối hột:
- Trị băng huyết, nôn ra máu: Lá chuối hột phơi khô 10 g, mốc cây cau 20 g, tinh tre 20 g. Tất cả đốt cháy thành than nhưng còn nguyên vẹn, tán nhỏ, hòa với nước uống.
- Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống.
*Thân chuối hột:
- Trị đau nhức răng: Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối.
- Cầm máu vết thương: Dùng lõi thân cây chuối rừng đập dập, đắp vào vết thương.
- Hỗ trợ ổn định đường huyết: Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 - 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
X.M (st)