Mở hướng thoát nghèo từ cây sa nhân

Những năm gần đây cùng với đẩy mạnh phát triển các cây nông nghiệp chủ lực như ngô, lúa, quýt... đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Khương (Lào Cai) đã mở rộng diện tích trồng cây sa nhân dưới tán rừng, bước đầu đã nâng cao thu nhập cho các hộ đồng bào, đồng thời phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.

Theo Phó Bí thư xã Tung Chung Phố, trung tá Trần Xuân Khánh, sa nhân là cây thuốc quý, có giá trị kinh tế cao giúp điều trung, hòa vị, kích thích tiêu hóa... Ngoài công dụng làm dược liệu, cây sa nhân còn dùng triết xuất tinh dầu làm hương liệu gia vị thực phẩm, làm nước hoa, dầu gội... Đặc biệt, cây sa nhân dễ trồng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, giá bán cao, cây trồng sau 2 - 3 năm bắt đầu cho thu hoạch và rễ cây lan tới đâu thì diện tích trồng tự nhiên được mở rộng tới đó; nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10 - 12 năm. Ngoài hiệu quả kinh tế, cây sa nhân trồng dưới tán rừng còn giúp chống rửa trôi và xói mòn đất, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. 

Diện tích cây sa nhân ở Mường Khương ngày càng tăng.

Gia đình ông Phào Seo Phà, dân tộc Mông, ở thôn Cán Hồ, xã Tung Chung Phố là một trong những hộ tiên phong trồng cây sa nhân. Sau hơn 4 năm trồng, trên 5.000 gốc sa nhân dưới tán rừng đã cho thu hoạch ổn định, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Nhờ cây sa nhân mà từ một hộ nghèo trong thôn, ông Phà đã thoát nghèo, xây được ngôi nhà khang trang và mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt cho gia đình. Ông Phà cho biết, so với các loại cây trồng khác, trồng cây sa nhân không phải làm cỏ mà chỉ phải bón phân một lần duy nhất vào lúc mới trồng, nên ít tốn chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế cao.

Từ hiệu quả bước đầu, đến nay gia đình ông Phà lại tiếp tục trồng thêm 7.000 gốc sa nhân nữa. Đặc biệt đến nay, nhiều hộ gia đình trong xã Tung Chung Phố đã mạnh dạn nhân giống và trồng dưới tán rừng với diện tích trên 10 ha, tất cả đều phát triển tốt. Điều này đã khẳng định với thổ nhưỡng và điều kiện đất đai ở Tung Chung Phố phù hợp với cây sa nhân, nhất là phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số. 

Cây sa nhân.

Ông Sền Quang Thảo, Bí thư xã Tung Chung Phố cho biết, sa nhân là cây dược liệu quý được trồng dưới tán rừng già, sau 3 năm thì bắt đầu cho thu hoạch. Hiện, năng suất trung bình của cây sa nhân đạt từ 100 - 200 kg quả khô/ha/năm. Với giá bán dao động từ 100.000 - 200.000 đồng/kg quả khô, cây sa nhân mang lại thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ha. Cây sa nhân có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hứa hẹn sẽ trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Nhiều hộ đồng bào Mông thoát nghèo nhờ trồng cây sa nhân.

Thực tế, cây sa nhân không chỉ phát triển mạnh ở xã Tung Chung Phố mà đã trở thành cây thế mạnh của toàn huyện Mường Khương tập trung ở các xã vùng cao như: Nậm Chảy đã phát triển được 40 ha, xã Phìn Ngan trồng được 60 ha trên diện tích rừng trồng và rừng tái sinh ở một số thôn bản.
Minh Đức
Gian nan xóa đói, giảm nghèo ở Yên Sơn
Gian nan xóa đói, giảm nghèo ở Yên Sơn

Yên Sơn là xã vùng cao của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Xã có 9 xóm, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông, Dao. Là địa phương nằm trong diện được hưởng các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, nên cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN