Chuyên gia nhân quyền LHQ Elzbieta Karska cho biết: “Số lượng chiến binh nước ngoài người Tunisia là một trong những lực lượng đông đảo nhất tới tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài như tại Syria và Iraq”. Chuyên gia này hiện đang đứng đầu một nhóm các chuyên gia của LHQ tới thăm chính thức Tunisia nhằm thu thập thông tin về hoạt động của các chiến binh nước ngoài ở nước này.
Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi ban bố tình trạng khẩn cấp do khủng bố trên toàn quốc ngày 4/7. Ảnh: AFP/TTXVN |
Chuyên gia này nói: “Các mạng lưới vận chuyển tinh vi được vận hành nhằm tuyển mộ người dân qua các lỗ hổng trên biên giới và đôi khi là qua các khu vực nơi nạn buôn người và hàng bất hợp pháp không được kiểm soát chặt chẽ”. Bà nói tiếp: “Theo những gì chúng tôi được báo cáo, những kẻ đi tuyển mộ trong mạng lưới này được trả khá hậu hĩnh, từ 3.000-10.000 USD cho mỗi người tuyển mới, tùy thuộc vào chất lượng của người được tuyển”.
Theo nguồn tin từ văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), nhóm chuyên gia trên nhận được thông tin rằng có khoảng 4.000 người Tunisia tại Syria, 1.000 đến 1.500 người tại Libya và 200 người ở Iraq.
* Ireland khuyến cáo người dân không đến TunisiaCùng ngày, hai tuần sau khi xảy ra vụ thảm sát tại bờ biển Sousse của Tunisia khiến 38 người thiệt mạng, trong đó có 3 công dân Ireland, nước này tiếp tục cảnh báo công dân tránh xa quốc gia Bắc Phi này.
Ngoại trưởng Charlie Flanagan nêu rõ: “Chúng tôi đã quyết định nâng cấp khuyến nghị về đi lại (đối với người dân) về việc ngừng tất cả những chuyến đi không thật sự cần thiết tới Tuinisia. Đây là mức cảnh báo cao thứ hai kiểu này trên mức thang cảnh báo 5 điểm về đi lại”.
Động thái trên có tính tới quyết định đưa ra hôm 9/7 của Anh khuyên công dân rời khỏi Tunisia sau vụ tấn công hôm 26/6 do sinh viên Seifeddine Rezgui, 23 tuổi, xả súng vào khách du lịch. Trước đó hôm 3/7, Sunway Holidays, đơn vị điều hành tuyến bay thẳng duy nhất từ Ireland tới Tunisia cũng đã ngừng khai thác tuyến bay này.