“Không có dịch trên gia cầm, không có dịch trên người”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: “Không có dịch trên gia cầm, không có dịch trên người”


Nếu các cấp chính quyền, nhất là cấp xã không vào cuộc thì một mình ngành y tế hay ngành nông nghiệp không thể thực hiện hiệu quả việc phòng, chống dịch cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1. Do đó, các đơn vị, các cấp, ngành cần xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch chi tiết. Sau đó, với phương châm “Phát hiện nhanh, xử lý triệt để không để lây lan” và nguyên tắc “Phòng là chính, nhân dân là chính”, các địa phương cần chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo kế hoạch, đặc biệt cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dịch cho người dân.


Hiện tại, chúng ta sở hữu đàn gia cầm lớn với hơn 300 triệu con gà, vịt, chưa kể đến các đàn chim (chim yến, chim cút…). Hiện các địa phương chỉ có thể tiêm vắcxin phòng bệnh cho gia cầm ở những khu vực nguy cơ cao (như ổ dịch cũ). Do đó, để ngăn chặn có hiệu quả dịch cúm A/H7N9, các địa phương cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp như: giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, ngăn chặn buôn lậu gia cầm từ những quốc gia có dịch...


Riêng về việc lần đầu tiên phát hiện các ổ dịch cúm A/H5N1 trên 177 con chim trĩ nuôi tại Tiền Giang và 4.067 chim yến tại Ninh Thuận, chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm, giám sát việc lưu hành virút trên các đàn chim. Nếu phát hiện dịch bệnh thì lập tức tiêu hủy chim, tổ chim, phân chim để ngăn ngừa sự lây lan của virút.

 

Phương Liên

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN