Giới chuyên gia chia rẽ về khả năng lây nhiễm của virút H7N9

Số bệnh nhân nhiễm virút cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, giới chuyên gia trong, ngoài Trung Quốc vẫn chưa có được cái nhìn chung về phạm vi lây nhiễm của loại virút gây chết người này.

Sau ca nhiễm virút cúm gia cầm H7N9 đầu tiên được phát hiện ở thành phố Thượng Hải, tới nay, tại Trung Quốc đã phát hiện tổng cộng 9 trường hợp tương tự, trong đó có 3 trường hợp đã tử vong, số còn lại đều trong tình trạng nguy kịch.

Con người vẫn cần phải tìm hiểu thêm nhiều về virút cúm H7N9. Ảnh: Internet.


Điều đáng chú ý là các trường hợp được phát hiện nhiễm virút cúm H7N9 phân bố trên diện rộng, không tập trung, thậm chí có bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, trong khi đó, những gì mà loài người biết về chủng vi rút này rất hữu hạn, thậm chí còn mâu thuẫn.


Một số nhà khoa học nước ngoài cho rằng virút cúm H7N9 là rất đáng quan tâm bởi khi nó ở trong cơ thể chim, gia cầm không gây ra bệnh trạng, nhưng sau khi thâm nhập vào cơ thể người có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Họ chỉ ra rằng với những gì đã biết trước đây chủng vi rút này chỉ lây nhiễm trong gia cầm, chim muông, hiện nay dường như đã có đột biến, cho nên mới có thể dễ dàng lây nhiễm cho động vật và các loại động vật này có thể trở thành nơi tá túc của virút H7N9, từ đó lây sang người.

Theo hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (Trung Quốc), đây chỉ là kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu, cần phải tiến hành thực nghiệm tiếp. Dẫu vậy, một số nhà khoa học nước ngoài cũng kêu gọi giới bác sĩ thú y Trung Quốc đẩy mạnh kiểm nhiệm động vật và gia cầm, kể cả bộ phận khỏe mạnh tại khu vực xuất hiện ca nhiễm virút cúm H7N9.

Hãng Kyodo của Nhật Bản dẫn lời chuyên gia cho biết thêm căn cứ vào kết quả phân tích gen, virút H7N9 có thể không phải là loại vi rút mang “độc tính thấp” như suy nghĩ trước đây, mà là một khi phát bệnh, “độc tính mạnh” sẽ phát tác rất dễ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Theo Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Virút cúm thuộc Viện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, ông Tashiro Masato, virút cúm H7N9 “có thể đã biến dị, trở nên dễ lây sang người”.

Nhưng Viện phó Viện Thú y, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam Trung Quốc Nhiệm Đào cho rằng nếu xem xét dưới góc độ kinh nghiệm đối phó với các loại virút cúm, khả năng bùng phát dịch cúm H7N9 trong cộng đồng rất thấp.

Phát biểu trên tờ Nam phương Đô thị báo của Trung Quốc, ông Nhiệm Đào nói virút H7N9 tuy vẫn chưa lây nhiễm giữa người với người, nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1996 tới năm 2009 trên thế giới từng ghi nhận trường hợp lâu nhiễm vi rút cúm A H7 từ người sang người ở Hà Lan, Hàn Quốc…, cho nên, nó thuộc chủng vi rút có khả năng gây bệnh cao, nhưng ở phạm vi hẹp.

Theo ông Nhiệm Đào, người dân không cần phải quá hoảng sợ về loại virút này. Người nhiễm virút cúm H7N9 chỉ là những trường hợp rất đặc biệt và khả năng bùng phát ở diện rộng là rất thấp.


Hà Ngọc
Chủ động phòng cúm A/H7N9 từ Trung Quốc
Chủ động phòng cúm A/H7N9 từ Trung Quốc

Nhiều người dân đang rất lo lắng sau khi có thông tin 2/3 số người nhiễm virút cúm A/H7N9 tại Trung Quốc bị tử vong; và loại virút này vốn chỉ gây bệnh trên gia cầm nay lại gây bệnh trên người.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN