Giảm thiểu mật độ lăng quăng tại từng hộ gia đình

Dịch SXH đã trở thành “căn bệnh kinh niên” năm nào cùng diễn ra. Do đó để tìm hiểu về những biện pháp phòng chống hiệu quả bền vững, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trần Thanh Dương (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng về vấn đề này.

 

´Thưa ông, ông có thể dự báo về tình hình dịch bệnh trong những tháng cuối năm sẽ diễn biến như thế nào?


Tình hình dịch bệnh trong 7 tháng đầu năm diễn ra khá phức tạp trong khu vực và gia tăng tại các nước trong khu vực như Campuchia, Malaixia, Philíppin. Còn tại nước ta số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng, bệnh SXH theo chu kỳ hàng năm có khả năng tăng cao số mắc, số tử vong vào các tháng 8, 9, 10 nếu không triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.


´Như vậy, chúng ta có những biện pháp gì để ngăn chặn dịch bệnh trong thời gian sắp tới?


Trước hết chúng ta nên đẩy mạnh việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong tháng 8, 9 với mục đích giảm tối thiểu lăng quăng và mật độ muỗi trong các hộ gia đình, thực hiện theo mục tiêu không có lăng quăng, không có muỗi, không có SXH. Cụ thể phải thường xuyên thau rửa các dụng cụ chứa nước, nếu đảm bảo những dụng cụ này không có lăng quăng thì sẽ diệt được muỗi và phòng được bệnh SXH…


Ngoài ra, để giảm tử vong do SXH, các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và Trung ương cần phải tổ chức tập huấn cho các bác sỹ, điều dưỡng, để làm tốt công tác chẩn đoán. Bên cạnh đó, chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bởi có tuyên truyền mạnh mẽ mới có hiệu quả phòng chống dịch.


´Để làm được tốt công tác tuyên truyền, ngoài kinh phí của các dự án quốc gia, chúng ta phải làm sao để có thêm nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch hiệu quả?


Chúng tôi cũng đề nghị UBND các tỉnh nên đầu tư, quan tâm, hỗ trợ hơn đến vấn đề kinh phí cho công tác phòng chống dịch SXH. Bởi ngoài kinh phí từ dự án cũng rất cần có kinh phí của địa phương. Mặt khác, đây là công tác khó khăn, lâu dài cho nên cần sự quan tâm huy động kinh phí của các cấp chính quyền. Bởi có kinh phí thì các địa phương mới thiết lập và duy trì các hoạt động phòng chống dịch lâu dài.


Xin cảm ơn ông!

Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường
Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường

Mặc dù ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống sốt xuất huyết (SXH) nhưng bệnh vẫn bùng phát trên diện rộng và đang tiếp tục lây lan trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN