Đề xuất đảo nợ cho Hy Lạp

Sau khi lóe lên tia hy vọng yếu ớt trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang quay sang ủng hộ các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro khi họ chật vật bảo vệ đồng tiền chung và cả khối Eurozone.

Bị say lầy vào việc "không tưởng" là cứu Hy Lạp thoát khỏi cảnh nợ như "chúa chổm" mà không châm ngòi cho việc vỡ nợ đầy tiềm ẩn nhiều hiểm họa, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho rằng họ đã tìm được lối thoát là khu vực tư nhân (PSI) cùng tham gia cứu trợ.

Ảnh:Internet

Nếu PSI được chấp thuận trên cơ sở tự nguyện và san sẻ bớt gánh nặng trong gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp, nó sẽ góp phần giảm bớt số tiền mà chính phủ các nước phải chi ra và làm yên lòng những người đóng thuế.

Theo nhà kinh tế trưởng Maro Valli từ Unicredit, ý kiến ECB có thể luôn giữ lập trường tiến hành thảo luận về sự tham gia của PSI không phải là đặc biệt sáng suốt.

Đề xuất đảo nợ cho Hy Lạp có sự góp sức của PSI mà Hiệp hội Ngân hàng Pháp đưa ra dường như không gặp trở ngại gì cho tới khi Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's cảnh báo nó sẽ đẩy Hy Lạp tới gần hơn bờ vực vỡ nợ. Không những thế, Moody's còn đánh tụt hạng tín dụng của Bồ Đào Nha một phần còn do đề xuất của Pháp không chỉ "làm gia tăng các rủi ro kinh tế mà các nhà đầu tư hiện hữu đối mặt mà còn không khuyến khích các nhà đầu tư mới cho vay tiếp".

 Như vậy cũng có nghĩa là đề xuất" giảm bớt khả năng Bồ Đào Nha sẽ sớm có thể tiếp cận trở lại thị trường với các điều khoản bền vững, làm gia tăng nguy cơ cần tới gói cứu trợ tiếp theo. Tóm lại gói cứu trợ được thương lượng cách đây vài tháng có thể sẽ không được giải ngân và kế hoạch cứu trợ năm ngoái cũng sẽ bị đổ vỡ.

Sau đó Đức nhảy vào tranh luận bằng cách làm "hồi sinh" đề xuất chuyển đổi trái phiếu Hy Lạp mà ECB đã bác bỏ. Bế tắc đó dẫn đến hậu quả là ý kiến PSI đã bị bóp chết từ trong trứng nước, trong khi thị trường lại đòi lãi suất cao hơn để tài trợ cho các thành viên yếu trong Eurozone và Italia cũng như Tây Ban Nha giờ đây có nguy cơ bị "nhấn chìm".

Ông Valli còn lưu ý, Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet "đã nhiều lần cảnh báo, nhưng giới chính trị gia dường như phớt lờ" và ông bày tỏ thêm: "Tôi chẳng hề ngạc nhiên nếu căng thẳng trên thị trường vẫn tiếp diễn và PSI có thể vẫn chỉ tồn tại trên giấy tờ, ít nhất là liên quan tới gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp". Các nhà kinh tế nói rằng thậm chí cả khi PSI được kích hoạt, các nhà đầu tư có tổ chức sẽ không "theo" được khoản tiền 20-30 tỷ euro mà các chính trị gia gợi ý trong gói cứu trợ 100 tỷ euro của IMF/EU.

ECB cũng góp phần gây căng thẳng khi nhấn mạnh rằng nếu PSI dẫn tới việc các hãng xếp hạng tín dụng tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ, họ sẽ không chấp nhận nợ của Chính phủ Hy Lạp như tiền ký quỹ đối với nợ của các ngân hàng Hy Lạp. Và điều đó có thể đẩy ngành ngân hàng Hy Lạp vào cảnh sụp đổ.

Chủ tịch ECB khẳng định hoàn toàn không thể chấp nhận ý kiến Hy Lạp vỡ nợ thậm chí từng phần hay ngắn hạn vào thời điểm này. Thông điệp hiện nay của Hội đồng điều hành ECB là không mất niềm tin, không có sự vỡ nợ có lựa chọn, không có vỡ nợ. Tuy vậy, một số người chỉ trích lại cho rằng quyết định tăng lãi suất chủ chốt lên 1,5% của ECB mới đây càng làm gia tăng sức ép lên các nước Eurozone đang nặng nợ.

TTXVN/Tin tức
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN