APEC 2017: Hoàn tất các hoạt động ở cấp ủy ban và nhóm công tác trong khuôn khổ Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan

Ngày 1/3 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), các cuộc họp cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) đã hoàn tất với hoạt động cuối cùng của Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (SCE), Nhóm bạn Chủ tịch (FoTC) về kết nối và Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách (PSU).

Đại diện các nền kinh tế APEC tham dự cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN

Là hoạt động đầu tiên có sự tham dự trực tiếp của các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Nhóm bạn Chủ tịch về Kết nối đã cập nhật tiến độ thực hiện các sáng kiến nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Các nền kinh tế thảo luận việc thực hiện Kế hoạch dài hạn về đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như Lộ trình cạnh tranh dịch vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh tăng cường kết nối sẽ góp phần tạo những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển bao trùm và gắn kết, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và đưa các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lại gần nhau hơn.

Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật ngày 1/3 đã nghe báo cáo của Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương quốc tế Alan Bollard về việc hài hòa kế hoạch công tác của các cơ chế với mục tiêu và tầm nhìn tổng thể của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, Ủy ban đã rà soát, đóng góp ý kiến đối với kế hoạch hành động năm 2017 của các nhóm công tác trực thuộc.

Ủy ban điều phối SOM về Hợp tác kinh tế - kỹ thuật là cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, một trong những trọng tâm của Chương trình nghị sự Osaka Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đưa ra năm 1994 để triển khai các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. Hợp tác nâng cao năng lực cũng góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên, qua đó thúc đẩy tính bao trùm và bền vững của hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

Cuộc họp Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đã rà soát lại hoạt động của cơ quan này trong năm qua và những dự án đang triển khai. Trong năm 2016, Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đã thực hiện tổng cộng 18 ấn phẩm, báo cáo. Một số nội dung nổi bật Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đang triển khai nghiên cứu là các nhân tố chính của cải cách cơ cấu, xu hướng kinh tế khu vực, thúc đẩy thương mại số phục vụ tăng trưởng bao trùm, chính sách hỗ trợ công nghiệp...

Thành lập năm 2008, Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách là cơ quan phụ trách nghiên cứu, tư vấn chính sách, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trong hoạch định chính sách, góp phần duy trì vai trò khởi xướng ý tưởng của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều vấn đề mới về liên kết và tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các báo cáo của Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách đều được công bố trên trang thông tin điện tử của Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương quốc tế, qua đó thông tin cho các nền kinh tế thành viên, các doanh nghiệp và người dân trong khu vực về tình hình và triển vọng phát triển, liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề liên quan ở khu vực.

Cũng trong ngày 1/3, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương quốc tế Alan Bollard đã có buổi gặp gỡ báo chí để thông tin về bối cảnh Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp và chia sẻ đánh giá triển vọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.


Trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Bollard khẳng định trong bối cảnh tâm lý nghi ngại toàn cầu hoá hiện nay, Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương có nhiều lợi thế để khẳng định vai trò là động lực của liên kết kinh tế khu vực, do tính chất hợp tác tự nguyện, đồng thuận, không ràng buộc, có thể tập trung vào những nội dung hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Đồng thời, là nền kinh tế đã hội nhập thành công, có được nhiều lợi ích từ mở cửa và tự do hóa thương mại, Việt Nam có thể phát huy vai trò to lớn trong dẫn dắt xu thế liên kết kinh tế quốc tế.

Trong ngày 1/3, Đoàn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương với việc chủ trì Nhóm bạn Chủ tịch về kết nối và cuộc họp Hội đồng Hội đồng điều hành Cơ quan hỗ trợ chính sách.

Ngày mai (2/3), các nền kinh tế sẽ bước vào hoạt động then chốt nhất là cuộc họp hai ngày của các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
TTXVN/Tin Tức
APEC 2017: Triển vọng kết nối và hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên
APEC 2017: Triển vọng kết nối và hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên

Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM 1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2017 được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 18/2-3/3/2017 với khoảng 1.500 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN