Ngày 12/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đồng bào các dân tộc thiểu số tiêu biểu nhân dịp đầu năm Đinh Dậu 2017, thể hiện sự trân trọng ghi nhận những đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố vào sự phát triển chung của Thành phố.
Khi mua bất cứ tài sản có giá trị hoặc ngày con tròn 1 tuổi, thi đậu một khóa học, được mùa… bà con dân tộc Xê Đăng tại tỉnh Kon Tum lại tổ chức “Xoe”.
Nhiều năm qua, người S'tiêng ở huyện vùng biên Bù Đốp, tỉnh Bình Phước luôn nỗ lực để giữ gìn bản sắc văn hóa cồng chiêng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, hiện nay học sinh ở khu vực miền núi của tỉnh đã đi học đầy đủ trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài 8 ngày (25/1 - 1/2).
Theo Ban vận động Ngày vì người nghèo tỉnh Bình Phước, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 14.000 hộ nghèo (theo tiêu chí đa chiều) và hơn 5.800 hộ cận nghèo; trong đó có 2.743 hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát.
Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch, tỉnh còn tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mũi nhọn đặc thù, phấn đấu từ nay đến năm 2020 đón trên 4,327 triệu lượt khách du lịch.
Tối 4/2, tại Sân vận động trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông.
Ngày 4/2, trong không khí phấn khởi đầu xuân năm mới Đinh Dậu - 2017, hàng vạn đồng bào các dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang và du khách đã nô nức kéo về trung tâm huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) để tham dự Lễ hội Lồng Tông - ngày hội xuống đồng.
Từ ngày 31/1 đến ngày 6/2 (tức từ mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017), tại tỉnh Hòa Bình diễn ra Tuần lễ hội du lịch. Đây là hoạt động mở đầu và hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2017 của tỉnh Hòa Bình.
Theo bà Hoàng Thị Hiền, Trưởng phòng Di sản - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, Lễ cấp sắc Tào là một đại lễ lớn trong các nghi lễ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nói chung của người Tày.
Xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An từng có thời gian được mệnh danh là “thủ phủ” của cây thuốc phiện nhưng giờ đây xã đã có nhiều đổi thay.
Đồng bào Mông xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên quây quần tại sân nhà văn hóa xóm để vui xuân.
Mùa Xuân năm nay, bà con dân tộc Mông ở xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên dường như vui hơn vì điện lưới quốc gia đã chính thức về với dân bản.
Những ngày giáp Tết, 36 hộ đồng bào dân tộc Mông của thôn Ngòi Rịa, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có thêm niềm vui khi công trình điện lưới quốc gia về thôn được hoàn thành.
Sau gần 10 năm chuyển về nơi ở mới, đồng bào vùng tái định cư Thủy điện Sơn La ở xã Mường Lựm, huyện Yên Châu đã từng bước ổn định và gắn bó với nơi ở mới.
Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều có phong tục chung là trong ngày Tết cổ truyền dán giấy đỏ lên bàn thờ và các vật dụng sinh hoạt, sản xuất.
Khi những cánh đào phai nơi biên cương của Tổ quốc còn e ấp trong làn sương sớm, chúng tôi lại có dịp đến thăm, chúc Tết các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Mã, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Những ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017, không khí Xuân tràn ngập các phố phường, đường làng, ngõ xóm Trà Vinh. Cùng với người Kinh, đồng bào Khmer ở Trà Vinh cũng rộn ràng đón Tết Nguyên đán.
Ngày Giáp Tết Đinh Dậu 2017, chúng tôi cùng các đồng chí kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) ngược dốc xóm Khú để tuần tra rừng và tuyên truyền Luật Đa dạng sinh học tới người dân trong xóm.
Giáp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, chúng tôi có dịp về thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, không khí rộn ràng của mùa xuân đã len lỏi khắp các đường làng, ngõ xóm.