Thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường thủy nội địa

Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 21/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Qua thảo luận các đại biểu Quốc hội nhất trí cần có các quy định pháp luật đối với một số hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại các vùng nước không phải “đường thủy nội địa”.
Các ý kiến cho rằng không bổ sung các quy định pháp luật đối với một số hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại các vùng nước không phải “đường thủy nội địa” vào “phạm vi điều chỉnh” mà nên quy định về “áp dụng pháp luật” đối với phần mặt nước không phải là đường thủy nội địa tại một Điều ở Chương IX của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 để đảm bảo tính logic pháp lý.

Các đại biểu phân tích về đ ặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta, thực tế hoạt động giao thông đường thủy nội địa vẫn đang diễn ra trên các vùng nước từ “mép luồng vào mép bờ tự nhiên và trên các sông, kênh, rạch… chưa được công bố khai thác giao thông vận tải” (vùng nước chưa được quản lý, khai thác giao thông vận tải). Việc đi lại tại các vùng nước này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Do vậy để bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng trong trường hợp bất khả kháng và trên vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải; đồng thời quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm an toàn giao thông nói chung, đặc biệt là trách nhiệm trong việc cảnh báo những khu vực nguy hiểm đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa, việc bổ sung quy định áp dụng pháp luật đối với một số hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải tại Điều 101a là hợp lý.

Cụ thể: “Hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng và trên vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải phải tuân theo quy định của Luật này về phương tiện thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện; quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; vận tải đường thủy nội địa; tai nạn giao thông đường thủy nội địa và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Ảnh: Nguyễn Dân – TTXVN


Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức báo hiệu tại những khu vực nguy hiểm đối với hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng và trên vùng nước chưa được tổ chức, quản lý khai thác giao thông vận tải.”

Theo dự thảo luật: Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng và bến dân sinh. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa. Theo đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) việc quy định như vậy là chưa phù hợp vì bến dân sinh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước là “làm khó” cho người dân. Đại biểu nêu dẫn chứng ở vùng đồng bằng Sông Cửu long, cụ thể là tại tỉnh Cà Mau, có khu vực 50% đến 60% người dân sống trên sông nước và nhà những người dân này đều có bến dân sinh, giờ phải xin phép sẽ khiến người dân khó khăn, cơ quan nhà nước khó thực hiện.

Trao đổi về Điều 98e: C ứu hộ giao thông đường thủy nội địa, tại khoản 3 quy định: “Phương tiện, tàu biển, tàu cá được cứu hộ có thể bị bên cứu hộ cầm giữ, tạm giữ hoặc bán đấu giá để bảo đảm việc thanh toán tiền công cứu hộ”, một số ý kiến băn khoăn vì quy định này có thể bị lợi dụng, tài sản có giá trị có thể cố tình bị tạm giữ, cố tình bán đấu giá. Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm quy định nếu bên được cứu hộ không có khả năng thanh toán thì mới được cầm giữ, tổ chức bán đấu giá để tránh trường hợp lách luật, trục lợi.

Trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị đưa vào luật quản lý các nhà nổi, phương tiện đan xen vận chuyển và đánh bắt thủy sản. Đại biểu Phạm Thị Mỹ Ngọc (Ninh Bình) đề nghị cấm tuyệt đối sử dụng cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa.

Các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến cụ thể về các nội dung: Q uy hoạch phát triển đường thủy nội địa; quản lý luồng, tuyến; đăng ký phương tiện thủy nội địa; đăng kiểm phương tiện thủy nội địa...

Thời gian còn lại của buổi sáng, các đại biểu Quốc hội làm việc tại các Đoàn, thảo luận về tình hình biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam.

Theo Chương trình, chiều nay Quốc hội thảo luận ở tổ về: D ự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.


Quỳnh Hoa
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII

9 giờ sáng nay (20/5), tại Hội trường Bộ Quốc Phòng (số 7 phố Nguyễn Tri Phương, Hà Nội) kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII chính thức khai mạc. Chương trình kỳ họp gồm các nội dung quan trọng về xây dựng luật pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN