Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, chủ trì Hội thảo.
Mục đích của Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, chức trách của Trường Chính trị cấp tỉnh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; làm rõ những yêu cầu đặt ra trong đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Từ đó, xác định những nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai để phát huy vai trò, trách nhiệm của các trường chính trị cấp tỉnh trong công tác này.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 40 tham luận của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số cơ quan, ban, ngành có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tỉnh Thừa Thiên - Huế và 26 Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc.
Các tham luận tập trung phân tích tính tất yếu của việc thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW ở Việt Nam hiện nay; làm rõ nội dung, phương thức, chủ thể tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới ở nước ta gắn với vị trí, chức năng, nhiệm vụ và những yêu cầu đặt ra trong đổi mới, chuẩn hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của trường chính trị cấp tỉnh nhằm phục vụ công tác này. Đồng thời, các tham luận cũng bước đầu tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khó khăn của các trường chính trị cấp tỉnh khu vực phía Bắc khi triển khai công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Nhiều tham luận đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của trường chính trị cấp tỉnh, ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Từ những kết quả nghiên cứu lý luận, qua đánh giá tình hình thực tiễn, các tham luận đã có nhiều đề xuất, kiến nghị giải pháp để phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của Trường Chính trị cấp tỉnh, cũng như nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Đại tá Đinh Ngọc Khoa, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Hiện nay có nhiều thế lực thù địch, phản động tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá, phủ định nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường đi lên chủ ngĩa xã hội, những thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta... Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới thì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản, đó là chủ động nhận diện, làm rõ các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay; đẩy mạnh công tác tuyên tuyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, “Sức đề kháng’ cho cán bộ, đảng viên, các tần lớp nhân dân…
Trên cơ sở các bài tham luận, các ý kiến thảo luận, trao đổi tại Hội thảo, các đóng góp, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu tham dự, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ chắt lọc để tham mưu, tư vấn cho Ban Chỉ đạo 35 của Học viện xây dựng chương trình phối hợp, liên kết giữa Học viện với Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; giữa các Trường Chính trị cấp tỉnh trên cả nước trong việc thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; qua đó đưa công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và đạt được những kết quả tốt đẹp nhất.
Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nêu rõ: Hội thảo lần này đã làm rõ bối cảnh, đặc điểm, các yếu tố tác động và những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQTW của các Trường Chính trị cấp tỉnh khu vực phía Bắc. Hôi thảo đã làm rõ vai trò quan trọng, thuận lợi, khó khăn của các trường chính trị tỉnh, thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQTW của Bộ Chính trị, theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của hệ thống chính trị địa phương... Hội thảo cũng đã làm rõ kết quả đạt được, đấu tranh quan điểm sai trái thù địch của một số lực lượng nòng cốt của tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng chí Lê Văn Lợi yêu cầu các đồng chí cán bộ quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo các Trường Chính trị cấp tỉnh khu vực phía Bắc tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm của các trường, coi đây là nhiệm vụ “tự thân, tự giác".