Lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ngày 17/9, Đoàn công tác do Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để khảo sát thực tế tại địa phương, phục vụ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chú thích ảnh
Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng đánh giá cao công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn ở Bà Rịa - Vũng Tàu những năm qua, những ý kiến đóng góp từ địa phương sẽ được Đoàn tập hợp, nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.

Đại tá Nguyễn Anh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, dự thảo Luật đã quy định rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông, chủ hộ gia đình, từng cá nhân; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quy định về quản lý nhà nước đã nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương…

Tuy nhiên, qua thực tế tại địa phương, Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất sửa đổi, bổ sung xây dựng Luật điều chỉnh về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo hướng có cơ chế xã hội hóa một phần việc giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đồng thời cần quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; quy định chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ làm cơ sở pháp lý huy động nguồn lực tổ chức thực hiện đảm bảo các lực lượng có thể làm việc, tương tác trên môi trường số….

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn công tác đã đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nghiên cứu, làm rõ, cho ý kiến với những nội dung trong dự thảo Luật. Cụ thể là: Có cần thiết phải quy định trách nhiệm các đơn vị bán điện phải tư vấn cho các hộ mua điện về phòng cháy, chữa cháy hay không; thời điểm kết thúc chữa cháy; xử lý những hành vi chống đối, ngăn cản chữa cháy; kinh phí diễn tập; giao trách nhiệm cho chủ đầu tư tự kiểm tra việc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền đối với tình huống cứu nạn, cứu hộ…

Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương có nhiều ngành kinh tế trọng điểm, đặc thù như khai thác dầu khí, sản xuất điện, đạm, khu công nghiệp, cảng và dịch vụ cảng biển; cơ sở kinh doanh xăng, dầu, khí hóa lỏng, khách sạn, chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, vật liệu nổ công nghiệp... Đây đều là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, tai nạn, sự cố lớn nếu không được quan tâm đúng mức đến việc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Toàn tỉnh hiện có 6.773 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trong đó có 14.254 cơ sở phải thành lập đội phòng cháy, chữa cháy thì đều đã thành lập với hơn 53.000 đội viên; có 38 cơ sở thuộc diện thành lập, bố trí lực lượng chuyên ngành, hoạt động theo chế độ bán chuyên trách với 1.054 thành viên…

Tin, ảnh: Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), cơ quan chủ trì xây dựng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 5 nhóm chính sách sửa đổi chính, trong đó tiếp tục chú trọng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN