Hình thành các đơn vị cung cấp dịch vụ công lớn phục vụ xã hội

Chiều 21/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đã khảo sát về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống này tại Bộ Tài chính.

Cùng tham dự còn có Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, ngành Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Buổi làm việc nhằm tập trung đánh giá, làm rõ các cơ chế tài chính của hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và cơ chế quản lý, tài chính, quá trình sắp xếp lại của đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài chính nói riêng.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tới ý nghĩa của việc sắp xếp lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập - là một trong 5 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII.

Trước đó vào năm 2011, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 37 về Đề án đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công.

Tới năm 2015, Chính phủ tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập khi ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP để triển khai kết luận của Trung ương.

Vào tháng 10/2017, Ban Chấp hành Trung ương sẽ họp và ban hành một Nghị quyết Trung ương về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, các cơ quan Trung ương chắt lọc các nội dung quan trọng của Nghị quyết số 16 để xây dựng đề án mới.

Phó Thủ tướng lưu ý các quan điểm chỉ đạo lớn về lĩnh vực này mà Nghị quyết số 11 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII vừa được ban hành về hoàn thiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập về phạm vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập. Thực hiện xã hội hóa tối đa các dịch vụ công, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị trường”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, với tinh thần đó, phải tiếp tục đổi mới quá trình này, tìm kiếm nội dung đổi mới hơn nữa, để sắp xếp đơn vị, tinh giản biên chế, hình thành các đơn vị sự nghiệp công lập đủ lớn, có thực lực đáp ứng được nhu cầu, khả năng chi trả của xã hội và quan trọng hơn hết là nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công, giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo nguồn cho cải cách tiền lương.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính và các cơ quan cần làm rõ việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo tiêu chí tự chủ, tự chịu trách nhiệm (coi trọng tiêu chí tự chủ tài chính) theo định hướng mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn, để đơn vị tự chủ càng cao thì thẩm quyền càng lớn theo mức độ tự chủ.

Về việc xây dựng danh mục đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ tính pháp lý và tính hiệu quả trong thực hiện, đồng thời nêu rõ các bất cập trong triển khai để kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi; làm rõ phương thức đầu tư và cấp phát của ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập.


Ngoài ra, các cơ quan làm rõ đề xuất ưu đãi thuế đối với lĩnh vực sự nghiệp công để tạo điều kiện cho các đơn vị đẩy nhanh quá trình tự chủ; rà soát lại các loại phí đã chuyển sang cơ chế giá, theo đúng bản chất của giá cả dịch vụ công,…

Về thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP về một số cơ chế chính sách phát triển y tế, Phó Thủ tướng cho rằng có nhiều nội dung tiến bộ cần được Ban Chỉ đạo xem xét, khái quát thành các chính sách lớn, không chỉ cho y tế và cả các lĩnh vực khác.

Theo đó là các cơ chế: Cơ sở khám chữa bệnh, trường đại học y dược công được hợp tác, đầu tư để thực hiện dự án; cơ sở khám chữa bệnh công được cử công chức, viên chức làm việc tại bệnh viện tư; cơ chế về vốn, tín dụng, đầu tư,…

Chính phủ đề nghị nghiên cứu cơ chế thành lập doanh nghiệp trong các cơ sở nghiên cứu, nhất là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học; đề xuất bỏ “cơ chủ quản” của các đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao tính năng động, tự chủ của đơn vị.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, năm 2016, cả nước có 41.508 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó hơn 32.900 đơn vị tự chủ chiếm 79%. Hơn 1.316 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ được thu chi, chiếm 4%; 11.588 đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm 35,2% và có 20.038 đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, chiếm 60,08%.

PV (TTXVN)
Đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải hạch toán như doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập sẽ phải hạch toán như doanh nghiệp

Đề cập đến khía cạnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Nhà nước sẽ không đầu tư kinh phí theo kiểu cào bằng như trước đây. Các đơn vị phải tự chủ hạch toán kinh phí như một doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN