Hà Nội sẽ xây dựng 82 cơ sở làm việc cho Công an xã, với mức dự chi 129,7 tỷ đồng

Chiều 12/9, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Theo đó, việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 (ngân sách cấp tổng nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 đến thời điểm hiện nay) được xác định là 321.145,3 tỷ đồng; đã bố trí vốn năm 2021, 2022 là 62.315,3 tỷ đồng; bằng 26,5% tổng Kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp Thành phố. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 đã được cân đối, bố trí phù hợp mục tiêu, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025 theo từng ngành, lĩnh vực, địa bàn.

Trong phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2022, Hà Nội giảm 1.228,3 tỷ đồng với các dự án xây dựng cơ bản cấp thành phố. Trong đó, giảm 1.465 tỷ đồng của 35 dự án; tăng 237,4 tỷ đồng cho 18 dự án (1 dự án khẩn cấp, 14 dự án đang triển khai bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ, 3 dự án mới đủ điều kiện bố trí vốn tiếp).

Chú thích ảnh
Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội khảo sát trụ sở làm việc của Công an xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì).

Hà Nội cũng điều chỉnh 115,9 tỷ đồng cho dự án cấp huyện đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích, xây dựng nhà văn hóa thôn.

Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội quyết định tạm dừng 15 dự án với tổng số vốn 273 tỷ gồm: 3 dự án giao thông, 12 dự án chiếu sáng ở 3 huyện; dự chi 129,7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng “Dự án đầu tư xây dựng cơ sở làm việc Công an xã gồm 82 cơ sở làm việc công an xã thuộc Công an thành phố”.

Hiện nay, bộ, ngành Trung ương chưa thông báo nguồn kế hoạch vốn năm 2023 cho TP Hà Nội, UBND TP đã sơ bộ xác định tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2023 dự kiến 52.600 tỷ đồng, tương đương năm 2022, đồng thời đã xác định định hướng, trọng tâm đầu tư và dự kiến phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, nhóm ngành.

Hà Nội dự kiến tập trung bố trí vốn để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của TP (xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn I; Cung Thiếu nhi; dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá; Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II...).

Trong đó đặc biệt ưu tiên bố trí vốn cho dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo tiến độ triển khai; các dự án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án có tính chất liên kết vùng (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai; xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình...)...

Hà Nội cũng đề xuất bổ sung 1.588,5 tỷ đồng cho Quỹ phát triển đất ủy thác qua Quỹ đầu tư phát triển TP để thực hiện ứng vốn GPMB dự án đường Vành đai 4 theo cơ chế đặc thù đang được Thủ tướng chính phủ xem xét, chấp thuận...

HĐND TP Hà Nội cũng thống nhất thông qua chủ trương đầu tư 19 dự án. Trong đó, có 1 dự án nhóm A để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo thẩm quyền; quyết định chủ trương đầu tư 17 dự án; điều chỉnh chủ trương đầu tư 1 dự án.

Trung Nguyên/Báo Tin tức
Hà Nội đề xuất bổ sung 2.361 biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023
Hà Nội đề xuất bổ sung 2.361 biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023

Năm học 2022 - 2023, TP Hà Nội dự kiến sẽ bổ sung 2.361 biên chế viên chức giáo viên, gồm: 600 giáo viên tiểu học, 1.309 giáo viên THCS, 452 giáo viên THPT.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN