Giám sát về cải cách tổ chức bộ máy hành chính tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thực hiện giám sát về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 20111-2016", sáng 1/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Báo cáo với đoàn giám sát, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nêu rõ: Triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Bộ đã triển khai đồng bộ 6 nhiệm vụ về cải cách hành chính.

Trong đó, để triển khai nhiệm vụ quan trọng về cải cách tổ chức bộ máy hành chính, Bộ đã ban hành các Quyết định, thành lập Tổ công tác thường trực, trên cơ sở đó, chỉ đạo các đơn vị tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai cụ thể những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra trong Chương trình tổng thể và Kế hoạch cải cách hành chính chung của Bộ.

Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước 11 lĩnh vực về lao động, người có công và xã hội, là những lĩnh vực có khối lượng công tác lớn, nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định xã hội.

Trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII, Bộ đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý của Bộ được quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành động bộ, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ đã triển khai thực hiện sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy theo mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành, cơ cấu tổ chức của Bộ hiện tương đối gọn nhẹ, thuận lợi cho Bộ triển khai nhiệm vụ với cơ cấu bộ máy ổn định, gồm 17 đơn vị quản lý nhà nước, 45 đơn vị sự nghiệp công lập, 4 văn phòng chuyên trách và 3 doanh nghiệp.

Năm 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, thay thế Nghị định số 106/2012/NĐ-CP.

Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Bộ được quy định rõ ràng, không chồng chéo với các Bộ, ngành khác; cơ cấu tổ chức của Bộ tiếp tục được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giữ ổn định biên chế được giao.

Bộ đã thực hiện rà soát, phân bổ biên chế được giao cho các đơn vị hành chính, thực hiện sắp xếp, phân bổ biên chế công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu giảm mỗi năm 1,5% biên chế, hướng đến năm 2021 giảm 10% biên chế các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Kết quả rà soát, tinh giản biên chế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, giai đoạn 2011-2016, Bộ cơ bản giữ ổn định, không tăng biên chế công chức hành chính; giai đoạn 2011-2016, bảo đảm thực hiện phương châm ''ra hai vào một'' (nghỉ hưu hai người, tuyển dụng một người).

Triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, Bộ phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn đến 2021, theo đó, số lượng giảm tối thiểu 10% biên chế giai đoạn 2016-2021 gồm 74 công chức, trong đó, được phép sử dụng không quá 50% số biên chế tinh giản và 50% số biên chế công chức nghỉ hưu và thôi việc theo quy định để tuyển dụng mới. Số còn lại sẽ bổ sung cho các đơn vị được giao thêm nhiệm vụ hoặc tổ chức mới phát sinh.


Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đánh giá báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi cho Đoàn giám sát theo đúng thời hạn, bố cục hợp lý về cơ bản bám sát đề cương, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm.

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ rõ, báo cáo không có nội dung đánh giá về những yếu tố liên quan tác động đến cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Bộ, chưa có đánh giá về những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước...

Đoàn giám sát cho rằng việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đạt được những kết quả nhất định, số liệu thống kê về cơ cấu, tổ chức, biên chế đầy đủ; thể hiện rõ biến động về tổ chức, biên chế theo các mốc thời gian theo yêu cầu.

Đoàn giám sát đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu, kiện toàn tổ chức bộ máy trong điều kiện biên chế công chức, số lượng viên chức, người làm việc được giao trong khi khối lượng công việc ngày càng lớn; khắc phục tình trạng khi biên chế hạn hẹp, tỷ lệ lãnh đạo/chuyên viên, người lao động ở một số đơn vị khá lớn...

Phúc Hằng (TTXVN)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giáo dục nghề nghiệp

Ngày 9/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN