Đổi mới chính phủ vì sự phát triển bền vững

Diễn đàn Quản trị nhà nước châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 3 với tên gọi: “Đổi mới chính phủ vì sự phát triển bền vững: Hướng tới xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

Ngày 6/9, tại Hà Nội, Học Viện hành chính Quốc gia Việt Nam phối hợp với Trung tâm Chính sách công OECD – Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn Quản trị nhà nước châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 3 với tên gọi: “Đổi mới chính phủ vì sự phát triển bền vững: Hướng tới xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

 

Chú thích ảnh
Điều hành diễn đàn là các nhà quản lý của Học Viện hành chính Quốc gia Việt Nam và Trung tâm Chính sách công OECD – Hàn Quốc

Diễn đàn là nơi các nhà khoa học và chuyên gia các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy đổi mới chính phủ hướng tới một chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

Phát biểu tại diễn đàn Tiến sỹ Đặng Xuân Hoan nhấn mạnh: Để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng nhiệm vụ cải cách hành chính và coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.

Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn gắn liền với con người, xác định rõ con người là trung tâm của phát triển bền vững. Tại Việt Nam phát triển bền vững không chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, lao động đơn giản mà còn cần mở rộng đầu tư, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu và chủ động hội nhập quốc tế, tranh thủ thời cơ của cuộc cách mạng 4.0.

Các đại biểu tại diễn đàn tập trung thảo luận về các công cụ, phương thức quản trị nhà nước mới để các quốc gia có thể tham khảo, vận dụng, phát huy thế mạnh và tiềm lực của mình. Đồng thời, các đại biểu trao đổi về các nhân tố thức đẩy quá trình đổi mới cũng như cách thức hoạch định và thực thi các chương trình đổi mới chính phủ tại các quốc gia.

Đổi mới, quản lý nguồn nhân lực cũng được diễn đàn đưa ra bàn luận về năng lực đội ngũ công chức cần có và một số phương pháp các quốc gia trên thế giới đang áp dụng để tăng cường năng lực của đội ngũ công chức để có thể đáp ứng những yêu cầu và thách thức của quá trình đổi mới. Việc đổi mới chính phủ trong Kỷ nguyên số cũng được các đại biểu thảo luận về những phương pháp đã áp dụng tại các quốc gia trên thế giới và xác định những thách thức mà nhiều nước đang phải đối mặt trong kỷ nguyên số…

Tiến sỹ Hong-Tack Chun, Tổng thư ký điều hành Trung tâm Chính sách Công OECD Hàn Quốc hy vọng diễn đàn mang đến những thông tin bổ ích, những ý tưởng đột phá và trở thành chất xúc tác thúc đẩy các đối thoại tích cực giữa các đại biểu tham dự vì một chất lượng thực thi công việc tốt hơn trong khu vực công các nước châu Á – Thái Bình Dương.

Ông cũng cam kết trong thời gian tới sẽ chia sẻ với Vệt Nam và các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về những thực tiễn, giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng quản trị nhà nước cho tất cả các quốc gia, trong đó đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm về môi trường đang trở thành yêu cầu cấp bách đối với toàn thế giới.

Tin, ảnh: Trọng Thủy (Báo Tin tức)
Đối tượng nào thuộc diện tinh giản biên chế theo nghị định mới của Chính phủ?
Đối tượng nào thuộc diện tinh giản biên chế theo nghị định mới của Chính phủ?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN