Đến cuối năm sau sẽ không còn xe quá khổ, quá tải

Chiều ngày 18/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng. Vấn đề được các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn đối với vị Tổng tư lệnh ngành giao thông đó là việc kiểm soát tải trọng các loại xe quá khổ, quá tải và các giải pháp phòng chống tham nhũng của ngành giao thông.


Giải pháp căn cơ


Trả lời chất vấn của đại biểu về việc xử lý những xe quá khổ quá tải đã làm mất an toàn giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: Việc xử lý xe quá khổ, quá tải, kiểm soát tải trọng phương tiện là nhiệm vụ trong tâm trong năm an toàn giao thông năm 2014 và năm 2015 tiếp tục sẽ được coi là năm tăng cường quản lý giao thông vận tải và tải trọng phương tiện.


Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN


Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng với giải pháp đồng bộ hiện nay, xe quá khổ, quả tải đã giảm mạnh. Nếu như tiếp tục các giải pháp đó với tinh thần quyết liệt hơn quyết tâm cao hơn, đồng bộ hơn từ Trung ương đến địa phương, chúng ta sẽ giảm được.


“Tôi cho rằng, đây là giải pháp hết sức căn cơ vì cùng với việc giảm được tải trong phương tiện ngoài các trạm cân lưu động, các trạm cân cố định, ngành sẽ thực hiện viẹc giám sát các loại xe này trên các trạm thu phí lưu động sẽ được lắp trên các tuyến đường nên toàn bộ xe quá khổ quá tải kiểm soát trên các trạm thu phí tự động này”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.


Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện tổ chức cam kết các chủ xe, với các doanh nghiệp; các các cơ quan quan quản lý chủ xe cũng không xếp hàng quá tải trọng. Các bến tàu và bến xe cũng thực hiện cam kết và hiện. Tất cả các doanh nghiệp lớn có xe đã ký cam kết không xếp hàng quá tải trọng. Ngoài ra, Bộ đã siết chặt đăng kiểm và tuyên truyền vận động để chủ phương tiện không chở hàng quá tải trọng nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời tăng cường xử lý và phạt nặng các trường hợp vi phạm, thậm chí yêu cầu xe quay trở lại chứ không cho hạ hàng.


Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định nếu việc kiểm soát tải trọng xe được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nhất là người dân, chủ doanh nghiệp đồng tình ủng hộ và các giải pháp này được thực hiện đồng bộ thì đến năm 2015 sẽ không còn xe quá khổ, quá tải.


Đối với việc công tác đăng kiểm phương tiện theo chất vấn của đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: ngành đã xử lý 72 đăng kiểm viên, cách chức một số Giám đốc và Phó Giám đốc chất lượng vi phạm trong việc đăng kiểm để chất lượng đăng kiểm được tốt hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát giữa hai chu kỳ đăng kiểm thì chưa tốt. Có trường hợp xe đến đăng kiểm đúng tải trọng nhưng khi đăng kiểm xong lại lắp thùng có tải lớn vào. “Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu và phối hợp chặt ché với Bộ Công an và các địa phương để kiểm soát trong quá trình đăng kiểm. Nếu thực sự địa phương vào cuộc và người đứng đầu vào cuộc thì sẽ không còn chố cho xe quá tải.”- Bộ trưởng Đinh la Thăng nhấn mạnh.


Đột phá để chống tham nhũng


Đối với chất vấn của đại biểu Trương Thị Ánh về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của ngành giao thông đã được thực hiện đến đâu, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay công tác phòng chống tham những trong ngành giao thông vận tải (GTVT) là vấn đề rất lớn đã triển khai chỉ đạo của Trung ương. Bộ đã xây dựng một kế họach hành động vì tham nhũng là công cuộc đấu tranh phức tạp liên quan đến các đối tượng có chức có quyền. Ngành GTVT coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm vì ngành sử dụng vốn đầu tư nhiều nhất gồm cả vốn Nhân sách Nhà nước và cử người dân đóng góp thông qua việc nộp phí để xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, cùng với chương trình tổng thể phòng chống tham nhũng của Trung ương, Bộ đã đưa ra giải pháp đột phá để chống tham nhũng trong ngành.


Theo đó, ngành GTVT xác định trách nhiệm với người đứng đầu kể cả thứ thưởng, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cục, vụ và các doanh nhiệp trong việc phòng chống tham nhũng từ phê duyệt thiết kế, xây dựng chủ trương và tất cả vấn đề đầu tư xây dựng. Ngành cũng thực hiện công khai minh bạch các họat động của ngành GTVT từ công tác cán bộ đến đầu tư phân bổ vốn đầu tư, lựa chọn nhà thầu, tư vấn thiết kế. Đồng thời, cụ thể hóa bằng các văn bản của ngành GTVT như quy định những điều Ban quản lý dự án không được làm; phân loại các chủ thể tham gia dự án và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đối với chủ thể là Ban quan lý, Chủ đầu tư, nhà thầu nếu vi phạm sẽ bị thay thế và đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý theo Luật định.


Ngoài ra, Bộ cũng đã thực hiện tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo để vừa đảm bảo có đức, có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng.


Thảo Nguyên – Thu Hằng

Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục trả lời chất vấn

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 18/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN