Biểu dương người dân tộc thiểu số tiêu biểu về dân vận ở Tuyên Quang

Ngày 27/9, Ban Dân vận Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị biểu dương người dân tộc thiểu số tiêu biểu trong công tác dân vận, giai đoạn 2016-2021.

Chú thích ảnh
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm phát biểu tại Hội nghị. 

Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, đại diện các sở, ban, ngành cùng 92 đại biểu là người dân tộc thiểu số tiêu biểu trong việc thực hiện công tác dân vận tham dự hội nghị. 

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng khẳng định, những năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy và hệ thống dân vận các cấp tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác dân vận, công tác vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả là công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng lưu ý, tỉnh cần nhanh chóng xây dựng, cụ thể hóa tinh thần, nội dung về công tác dân vận được xác định trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Quyết định số 23 của Ban Bí thư ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện. Trong đó, tỉnh cần chú trọng phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên cơ sở đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, giữa các vùng, địa phương.

Tuyên Quang cần quan tâm hơn nữa đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Ban Dân vận Tỉnh ủy tích cực đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động nhân dân sát với thực tiễn, có tính thuyết phục cao phù hợp điều kiện, tình hình phát triển, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhân rộng mô hình điển hình về công tác dân vận trong hệ thống chính trị.

Ban Dân vận Tỉnh ủy cần thường xuyên nắm tình hình đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Cũng tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm nghi nhận những đóng góp của các cá nhân là người dân tộc thiểu số trong công tác dân vận, góp phần giúp Tuyên Quang hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương.

Chú thích ảnh
 Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm tặng Bằng khen cho những cá nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu trong thực hiện công tác dân vận. 

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhấn mạnh, để thực hiện thắng lợi công tác dân vận thì phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò tiên phong, gương mẫu của người có uy tín, người dân tộc thiểu số tiêu biểu là rất quan trọng, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc, nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh...

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Tuyên Quang đã nghiêm túc quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác này…

Giai đoạn 2016-2021, Tuyên Quang đã bố trí hàng nghìn tỷ đồng cho các chương trình phát triển ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, 99,7% đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số xã được phủ sóng điện thoại di động; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế. Toàn tỉnh đã hỗ trợ 5.968 hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Toàn tỉnh hiện có trên 6.800 cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đang công tác trong cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố, xã, phường, chiếm 34,9% số cán bộ, công chức toàn tỉnh. Tuyên Quang luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.

Nhiệm kỳ 2015-2020, người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy chiếm 43,1%, nhiệm kỳ 2020-2025 con số này là 41,66%. Số hộ nghèo giảm từ 27,81% năm 2016 xuống còn 9,03% năm 2020 (trong đó, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số giảm từ 43,45% xuống còn 15,03%). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện.

Nhân dịp này, 20 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận, 92 cá nhân được Ban Dân vận Tỉnh ủy Tuyên Quang tặng Giấy khen.

Tin, ảnh: Quang Cường (TTXVN)
Phát huy tinh thần tự lực, phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số
Phát huy tinh thần tự lực, phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số

Tiếp tục phiên họp thứ 3, chiều 13/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội (Chương trình).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN