Ở ngành ngân hàng, chỉ duy nhất cổ phiếu SSB giảm mạnh 6,51%, còn lại đều tăng điểm, trong đó LPB gây ấn tượng với mức tăng kịch trần. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp điểm số nhiều nhất như: ACB tăng 5,6% lên 42.450 đồng/cổ phiếu; VIB tăng 5,11% lên 52.500 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1,6 triệu đơn vị; MBB cũng tăng 3,4% lên 38.550 đồng, khớp 30,6 triệu đơn vị; CTG tăng 3,1% lên 50.500 đồng, khớp 14,9 triệu đơn vị; TCB và TPB cùng tăng 2,6% lên 50.700 đồng, khớp 22,4 triệu đơn vị và 35.900 đồng, khớp 5,9 triệu đơn vị.
Tương tự, các cổ phiếu chứng khoán giao dịch khởi sắc với SSI tăng giá tới 6,14%; VCI tăng 6,29%; HCM tăng 2,83%; FTS tăng 4,95%; AGR rằng 3,83%...
Ở nhóm bất động sản, NVL là cổ phiếu chủ lực kéo thị trường suốt trong phiên ngày 9/6 với mức tăng 5,98%. Bộ 3 Vingroup gồm VIC, VHM và VRE biến động nhẹ chưa tới 1%, trong đó VIC giảm 0,83% còn VHM và VRE tăng lần lượt 0,76% và 0,16%.
Chốt phiên chiều 9/6, VN-Index tăng 13,02 điểm (+0,99%), lên 1.332,9 điểm với 222 mã tăng và 170 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 822,3 triệu đơn vị, giá trị 25.873,4 tỷ đồng, giảm 11% về khối lượng và 14,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 52,5 triệu đơn vị, giá trị 1.648,9 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 10,49 điểm (+3,42%), lên 316,87 điểm với 116 mã tăng và 77 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 151,7 triệu đơn vị, giá trị 3.649 tỷ đồng, giảm 36% về khối lượng và cả giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,2 triệu đơn vị, giá trị 31 tỷ đồng.
Còn UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (+0,99%) lên 87,25 điểm với 151 mã tăng và 130 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 98,5 triệu đơn vị, giá trị 1.721 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,6 triệu đơn vị, giá trị 229,3 tỷ đồng.
Cuối tháng 6/2021 sẽ giải quyết được tình trạng nghẽn lệnh
Đề cập về tình trạng chứng khoán nghẽn lệnh thời gian qua, ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) cho biết: Hệ thống giao dịch HoSE bị quá tải từ cuối tháng 12/2020 do tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Dự kiến cuối tháng 6/2021 sẽ giải quyết được tình trạng quá tải, nghẽn lệnh.
Tại HoSE, giá trị giao dịch đầu năm 2020 chỉ ở khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 12/2020, giá trị giao dịch bình quân đạt 12,7 nghìn tỷ đồng. Thời điểm quá tải gây nghẽn lệnh đạt 15.000 - 16.000 tỷ đồng. Tháng 5/2021, giá trị giao dịch đạt mức 22,4 nghìn tỷ đồng đã dẫn đến tình trạng hệ thống xử lý chậm, trễ. Mức độ tăng trưởng giao dịch trên HoSE lên tới hơn 400%.
Để giải quyết tình trạng quá tải, ông Lê Hải Trà cho biết: HoSE đã thực hiện việc nâng lô giao dịch từ 10 lên 100, vận động doanh nghiệp niêm yết chuyển giao dịch ra HNX để giảm tải; phối hợp với FPT triển khai hệ thống giao dịch mới. Việc thay đổi hệ thống giao dịch để nâng cao năng lực là quá trình phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí đầu tư.