Giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý IV 

Ngày 8/12, Bộ Tài chính cho biết giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý IV do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao.

Chú thích ảnh
Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Theo Bộ Tài chính, trong 11 tháng của năm 2022, thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, do chịu tác động từ diễn biến nhanh, phức tạp của của tình hình thế giới, giá một số hàng hóa trong nước như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,... có xu hướng tăng giá từ cuối quý I, quý II, ổn định trong quý III và có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý IV do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm cũng như thường xuyên cập nhật theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ. Đến nay, mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát.

Bên cạnh đó, việc quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định từ đầu năm đến nay như giá bán lẻ điện bình quân, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công; giá dịch vụ giáo dục.

Ngoài ra, giá xăng dầu được điều hành sát với diễn biến giá thế giới nhưng với mức tăng thấp hơn nhờ sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá kết hợp giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu kịp thời giúp bình ổn giá xăng dầu trong nước, đồng thời giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nguồn cung vẫn dồi dào, đây là những mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiện Việt Nam vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thùy Dương (TTXVN)
Quản lý, bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán
Quản lý, bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN