Các thị trường Tokyo, Thượng Hải, Singapore và Manila đều giảm. Thị trường Hong Kong chứng kiến làn sóng bán ra cổ phiếu công nghệ, dẫn đầu là Alibaba, khi các nhà giao dịch lo ngại về báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Các thị trường Sydney, Seoul, Mumbai, Taipei, Jakarta và Wellington cùng tăng.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,1%, xuống 27.801,64 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,26%, hay 466,17 điểm, xuống 20.156,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,9%, xuống 3.253,24 điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng phiên thứ năm liên tiếp. Chỉ số Kospi tăng 0,67%, hay 16,23 điểm, lên 2.451,5 điểm.
Sau thời gian dài lạm phát tăng vọt và Fed thắt chặt chính sách tiền tệ gây tâm lý bi quan trên các sàn giao dịch, các nhà đầu tư đang bắt đầu nhận định thị trường có thể đã bắt đáy.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm 0,9% trong quý II, sau khi giảm 1,6% trong quý I, khi lạm phát ở mức cao kỷ lục trong bốn thập niên và lãi suất tăng.
Tuy nhiên, việc nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy giảm có thể khiến Fed phải giảm tốc độ tăng lãi suất, khi lợi suất trái phiếu vốn được xem là yếu tố báo hiệu lãi suất trong tương lai lại đang giảm xuống.
Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất nhưng các nhà phân tích nhận định mức tăng vào tháng 9 sẽ là 50 điểm cơ bản, so với mức tăng 75 điểm cơ bản tại hai cuộc họp trước.
Và một số nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng nhanh và mạnh sẽ cho phép Fed bắt đầu việc hạ lãi suất sớm hơn vào năm 2023. Những người khác nhận định suy thoái nếu xảy ra sẽ chỉ ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn.
Trung Quốc cũng đang gặp những trở ngại do các lệnh phong tỏa nhằm kiểm soát dịch ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh đã gây ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực và chuỗi cung ứng.
Tại thị trường trong nước, chốt phiên giao dịch 29/7, VN-Index giảm 1,79 điểm, xuống 1.206,33 điểm. HNX-Index giảm 1,23 điểm, xuống 288,61 điểm.