Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) tăng 1,2% lên 26.844,72 điểm. Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong tăng 0,2% lên 22.761,71 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải tăng 0,8% lên 3.488,83 điểm.
Ngày 1/3, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo kinh tế Nga sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Xung đột Nga - Ukraine đang làm “đau đầu” các ngân hàng trung ương toàn cầu, với khả năng sẽ phải điều chỉnh lại chính sách tiền tệ trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế.
Giám đốc bộ phận kinh tế và tiền tệ tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ông Claudio Borio cho biết căng thẳng địa chính trị “đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế” và diễn tiến của nó sẽ trở thành nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến các thị trường. Ông Claudio Borio nhấn mạnh: “Trong bối cảnh đó, thách thức của các ngân hàng trung ương ngày càng trở nên phức tạp hơn khi áp lực lạm phát gia tăng ngay cả khi triển vọng tăng trưởng đã yếu đi”.
Nhà phân tích thị trường Louis Navellier cho biết đà giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ phản ánh niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) của Mỹ sẽ giảm bớt quyết tâm tăng lãi suất. Theo chuyên gia này, trong ngắn hạn, một chính sách tiền tệ ôn hòa hơn sẽ tốt cho thị trường chứng khoán, đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ.
Andy Kapyrin, chuyên gia tại công ty ủy thác tư vấn đầu tư RegentAtlantic Capital LLC, có trụ sở tại Mỹ, dự báo trong vài tuần tới, thị trường sẽ có nhiều xoay chuyển và có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm lớn hơn nữa. Song, đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tiến hành mua vào, khi hầu hết các cuộc khủng hoảng địa chính trị đều được giải quyết tương đối nhanh chóng.
Tại Việt Nam, chốt phiên 1/3, chỉ số VN-Index tăng 8,65 điểm lên 1.498,78 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 3,14 điểm lên 443,56 điểm.