Chốt phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones giảm 21,42 điểm, hay 0,06%, xuống 35.089,74 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 23,09 điểm, hay 0,52%, lên 4.500,53 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 21919 điểm, hay 1,58%, lên 14.098,01 điểm.
Trong phiên 3/2, chỉ số Dow Jones tăng hơn 500 điểm, hay 1,5%, chỉ số S&P 500 giảm 2,4% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,7%.
Trong phiên 2/2, chỉ số Dow Jones tăng 0,6% lên 35.629,33 điểm, chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,9% lên 4.589,38 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,5% và khép phiên ở mức 14.417,55 điểm.
Chứng khoán Mỹ phiên 1/2 đóng cửa trong sắc xanh phiên thứ ba liên tiếp, với chỉ số Dow Jones tăng 0,8%, lên 35.405,24 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0,7% lên 4.546,54 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,8% và khép phiên ở mức 14.346 điểm.
Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones 1,1%, chỉ số S&P 500 tăng 1,6% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,4%.
Thị trường chứng khoán phiên 4/2 trồi sụt sau khi Chính phủ Mỹ cùng ngày công bố báo cáo việc làm cho thấy nền kinh tế nước này tạo thêm 467.000 việc làm trong tháng Một và đây là con số mạnh hơn nhiều so với ước tính. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,9% lên 4%, còn tỷ lệ phần trăm những người tham gia lực lượng lao động tăng lên mức cao trong giai đoạn đại dịch là 62,2%.
Giám đốc đầu tư tại Exencial Wealth Advisors, Tim Courtney, cho rằng thị trường việc làm mạnh là một thông tin rất tích cực và nhiều người tham gia vào lực lượng lao động hơn.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của The Wall Street Journal dự báo số việc làm chỉ tăng 150.000. Các nhà phân tích nhận định các nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho việc số việc làm mới sẽ thấp và sẽ đảo ngược mạnh trong tháng Hai.
Báo cáo việc làm mạnh của tháng Một sẽ làm tăng khả năng Fed sẽ tăng lãi suất và cân nhắc các biện pháp khác nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ trong nỗ lực kiểm soát lạm phát vốn hiện ở mức cao trong nhiều thập kỷ.