Chốt phiên giao dịch sáng 1/7, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận diễn biến phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành.
Mở đầu tháng 7, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến giằng co với sắc xanh mong manh trên VN-Index trong bối cảnh phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành và áp lực bán ròng từ khối ngoại.
Chứng khoán châu Á khởi sắc trong chiều 1/7 nhờ tâm lý lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản lại đi ngược xu hướng sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng chỉ trích nước này về vấn đề gạo, ô tô và cảnh báo áp một mức thuế mới.
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng 8 tại cuộc họp sắp tới.
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch sáng 1/7 do kỳ vọng lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Tỷ giá hôm nay 1/7 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) đồng loạt tăng tại các ngân hàng thương mại.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm áp đảo trong phiên giao dịch đầu tuần. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp tiếp tục gây chú ý cho giới đầu tư trong nước và quốc tế khi nhiều mặt hàng đồng loạt giảm giá.
Khi giá cát, đá, thép, xi măng đồng loạt tăng mạnh, ngành xây dựng Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Lợi nhuận không còn đến từ doanh thu đơn thuần, mà đến từ khả năng kiểm soát chi phí – yếu tố đang trở thành “phép thử” thực sự với sức bền quản trị và tiềm lực tài chính trong toàn ngành.
Chứng khoán Phố Wall đã lập các mức kỷ lục mới trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh nhà đầu tư lạc quan rằng Mỹ sẽ đạt được các thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót vào tuần tới, đồng thời gia hạn các chính sách cắt giảm thuế.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 30/6 nhờ sự suy yếu của đồng USD, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ được công bố vào trong tuần này để tìm kiếm tín hiệu về đường lối chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
Giá dầu châu Á đã giảm trong phiên 30/6 khi các rủi ro địa chính trị tại Trung Đông hạ nhiệt và triển vọng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 8/2025, giúp cải thiện kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu.
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 30/6, nối tiếp đà lập kỷ lục của Phố Wall, trong bối cảnh nhà đầu tư đang theo dõi sát sao nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ trước thời hạn quan trọng vào tuần tới.
Giá vàng đảo chiều và tăng nhẹ tại phiên 30/6, trong bối cảnh đồng USD suy yếu, sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn một tháng vào đầu phiên giao dịch.
Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên giao dịch 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ nỗ lực của các nước nhằm đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ trước thời hạn quan trọng vào tuần tới.
Giá vàng miếng trong nước sáng 30/6 đi ngang ở mức 119,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng vào sáng 30/6, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc dịu bớt làm suy yếu nhu cầu trú ẩn an toàn.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động rất mạnh trong tuần giao dịch vừa qua (23 - 29/6).
Tỷ giá hôm nay 30/6 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng thương mại giảm nhẹ.