Trường học không phân lớp, không phân trình độ, không có học kỳ, không cấp bằng và không thi cử trong khi học viên có thể bỏ học bất kỳ lúc nào họ muốn. Đó là mô hình trường học độc nhất vô nhị ở thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc).
Một góc trường học độc đáo ở Tô Châu. Ảnh: Internet |
Đập vào mắt người đi qua ngôi trường là tấm biển viết trên cánh cửa 'Không đón khách'. Trường học là một ngôi nhà cổ có tuổi cả trăm năm với một cây cầu bằng đá nối từ gian chính bắc qua một ao cá. Gian nhà này cũng là lớp học chính.
Trường dạy các bài học từ sáng sớm đến tận tối tất cả các ngày trong tuần. Học viên có thể đăng ký học bất kỳ lĩnh vực nào họ muốn. Họ có thể học viết chữ đẹp, học chơi đàn tam thập lục, học vẽ - bất kỳ cái gì cần cho một phụ nữ Trung Quốc
Fu Qi, 33 tuổi, người sáng lập của trường học này, nói: 'Mọi thứ chúng tôi dạy ở đây có thể học ở bất kỳ chỗ nào. Điều quan trọng ở trường chúng tôi không phải là kỹ năng mà là phương pháp học. Chúng tôi khuyến khích tự học. Học cho bản thân bạn là điều quan trọng nhất'. Cô cho biết những thứ đó không thể học từ các trường phương Tây.
Cách đây 8 năm, khi mới đặt chân đến Tô Châu, Fu Qi rất ấn tượng với vùng đất sinh ra nhiều văn sĩ nổi tiếng này. Nhưng khi đến thăm chùa Hanshan, nơi là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng nhất, anh thấy rằng những người đến thăm chùa lại trông có vẻ không được 'nho nhã' lắm. Vậy là anh nảy ra ý định mở trường học nói trên ở Tô Châu. Phong cách truyền thống vốn nuôi dưỡng nhiều thiên tài qua nhiều thế kỷ qua đã lụi tàn và anh muốn làm sống lại điều này.
Anh đã tập trung vào dạy cho phụ nữ. Ban đầu, anh tổ chức các bài giảng miễn phí ở công viên rồi sau đó mới chuyển vào ngôi nhà cổ này. Trường học thu hút nhiều học viên đến nỗi anh không nhớ nổi có bao nhiều người đã đến học. Anh kể: 'Học viên đến và đi nhưng lớp học của chúng tôi ngày càng đông'.
Học viên toàn thời gian trả 3.000 nhân dân tệ/tháng, trong khi học viên bán thời gian trả 70 nhân dân tệ/tiết học. Họ được 10 giáo viên giảng dạy, trong số giảng viên có cả các sinh viên tốt nghiệp đại học và những người làm nghề tự do.
1/3 học viên của trường là nhân viên văn phòng. Một số nam doanh nhân cũng thích lớp học. Lúc đầu họ bị từ chối nhưng về sau Fu Qi cho rằng cũng chẳng cần phân biệt giới tính.
Một trong những học viên nam là Qiu Jiyong ở Thượng Hải. Anh đến với 'thế giới sạch sẽ' này sau khi được bạn bè giới thiệu. Anh cho biết trường học này rất khác so với thế giới kinh doanh của anh. Anh nói: 'Chúng tôi có thể không biết nghề nghiệp, gia đình hay tên của nhau nhưng chúng tôi đã trở thành bạn bè chia sẻ và bảo vệ thế giới tinh thầnkhi học ở đây'.
Một nữ học viên tên là Liu Su cho biết cô đến đây để học đàn và trà đạo. Cô cũng chẳng có lý do cụ thể gì để tham gia lớp học mà chỉ nói đơn giản: 'Không phải cái gì cũng cần một lý do, cũng giống những bông hoa, chúng chẳng cần một lý do nào để nở cả'.
Thùy Dương