Trung Quốc lên kế hoạch cải cách tài chính

Trung Quốc hiện đang gặp phải một vấn đề quản lý khá nhức nhối, đó là sự “chồng lấn” giữa trách nhiệm về tài chính của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.

Ảnh minh họa

Trước thực trạng trên, Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết trong năm nay sẽ tiến hành các cải cách cần thiết trong lĩnh vực quốc phòng và dịch vụ công, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường. 

Theo kế hoạch này, chính quyền trung ương cần tăng chi tiêu công còn các địa phương sẽ được giao trách nhiệm quản lý thêm một số lĩnh vực dịch vụ công nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương. 

Bắc Kinh cũng sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm chi tiêu giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, bên cạnh đó cũng sẽ cắt giảm các công việc hiện đang chồng chéo giữa các đơn vị này. 

Từ trước tới nay, Bắc Kinh luôn tìm cách tập trung "quyền lực" tài chính nhằm thực hiện hiệu quả nhất hoạt động thu-chi ngân sách, nhất là khi chính quyền địa phương tại nước này đang phải đối mặt với gánh nợ ngày một nặng thêm, trong khi nguồn thu từ thuế giảm. 

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay sẽ chậm lại ở mức 6,6% do nhu cầu bên ngoài kém và hoạt động đầu tư tư nhân giảm xuống. Trong trung hạn, mức này được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 6,2% vào năm 2017 và ở mức 6% trong các năm 2018 và 2019, trước khi trượt xuống 5% năm 2020. Triển vọng trong trung hạn đã bị “phủ mờ” bởi tình trạng phân bổ sai nguồn lực, nợ doanh nghiệp ngày một tăng và ở mức cao, công suất dư thừa và lĩnh vực tài chính trì trệ. 

Kim Dung (Tổng hợp)
Tỉ phú Soros lên tiếng về khủng hoảng tài chính Trung Quốc
Tỉ phú Soros lên tiếng về khủng hoảng tài chính Trung Quốc

"Thiên tài bán khống" cho rằng sự trở lại của chính sách kích thích chỉ có thể giúp Trung Quốc đẩy lùi được cuộc khủng hoảng tài chính từ 1-2 năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN