Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối phó với dịch COVID-19 lây lan tại thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Bắc nước này, với gần 1.700 ca mắc bệnh trong vòng 2 tuần. Đây được cho là đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ khi dịch này bùng phát 2 năm trước. Tại thành phố Tây An, các ca mắc mới có triệu chứng đã giảm dưới 100 ca vào ngày 2/1 vừa qua, tuy nhiên, 13 triệu cư dân thành phố bị phong tỏa trong gần 2 tuần
Trung Quốc hiện vẫn áp dụng chính sách "Zero COVID-19" trong khi phần lớn các nước trên thế giới đang đối phó với làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron, và nhiều quốc gia giàu có đẩy nhanh chương trình tiêm chủng và tiêm mũi vaccine tăng cường nhằm giảm số ca nhập viện do COVID-19.
Mặc dù 85% dân số Trung Quốc đã tiêm ít nhất 2 mũi vaccine sử dụng vaccine bất hoạt. Một số nghiên cứu ban đầu tại Trung Quốc cho thấy khả năng vô hiệu hóa của vaccine bất hoạt của Trung Quốc được cải thiện nhờ mũi tiêm tăng cường. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế toàn cầu tại Đại học Seton Hall ở bang New Jersey (Mỹ), Huang Yanzhong cho biết thậm chí với mũi tiêm tăng cường, mức kháng thể do vaccine bất hoạt sản sinh ra vẫn thấp hơn so với kháng thể do vaccine được sản xuất bằng công nghệ mRNA tạo ra.
Cho đến nay, Trung Quốc chỉ ghi nhận vài ca mắc Omicron, phần lớn là các ca nhập cảnh. Cụ thể, thành phố Thiên Tân ghi nhận ca nhập cảnh đầu tiên nhiễm Omicron vào tháng 12/2021, tiếp đó là 1 ca ở thành phố Quảng Châu và 2 ca ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Trung nước này.
Giáo sư dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm tại Trường y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London (Anh) David Heymann, nhận định, chính sách "Zero COVID-19" của Trung Quốc có thể ngăn chặn biến thể Omicron lây lan trong nước mặc dù biến thể mới này có khả năng lây lan nhanh. Tuy nhiên, chính sách này chỉ đáp ứng được các mục tiêu ngắn hạn trong phòng chống dịch. Do vậy, Trung Quốc sẽ cần một chiến lược dài hạn nếu COVID-19 trở thành một bệnh đặc hữu.