TikTok có ảnh hưởng lớn đối với người dùng ở Nam Phi

Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, mạng xã hội TikTok mới đây phát động chiến dịch #MentalHealthAwareness: Better Together (#Nhận thức về sức khỏe tâm thần: Cùng nhau tốt hơn) với mục đích tạo một môi trường an toàn hơn cho người dùng thảo luận cởi mở về trải nghiệm sức khỏe tâm thần của họ và tiếp cận hướng dẫn.

Chú thích ảnh
Biểu tượng của TikTok. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khuôn khổ chiến dịch, một cuộc khảo sát thực hiện tại Nam Phi cho thấy người TikTok giúp người dùng nền tảng này bớt cô đơn.

Khảo sát được thực hiện đối với 4.027 người tham gia TikTok tại Nam Phi, theo đó 61% số người được hỏi cho biết họ đã xây dựng thành công các kết nối có ý nghĩa trên TikTok, 64% cho biết nền tảng này giúp họ giảm bớt cảm giác bị cô lập. 

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy TikTok có ảnh hưởng lớn đối với người mua sắm ở Nam Phi. Nghiên cứu về Mua sắm trong mùa lễ năm 2023 do Redseer Strategy Consultants ở Nam Phi thực hiện, cho thấy TikTok đã trở thành kênh truyền thông kỹ thuật số hàng đầu để người dùng tìm hiểu sản phẩm trong mùa lễ. Với 71% người dùng Internet trưởng thành ở Nam Phi sử dụng TikTok, nền tảng này hiện đã chứng tỏ có tác động đáng kể đối với quyết định mua hàng so với các nền tảng truyền thông kỹ thuật số khác.

Nhà sáng tạo nội dung, nhà tâm lý học Sanam Naran - người có hơn 13 triệu lượt xem nội dung - sử dụng TikTok làm nền tảng để nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần, đồng thời hỗ trợ và truyền cảm hứng cho những người đang đối mặt với thử thách.

Trong khi đó, Nhóm Trầm cảm và lo âu Nam Phi (SADAG) ghi nhận rằng TikTok là nơi lý tưởng để những người trẻ giao lưu, tìm kiếm xu hướng việc làm và các hoạt động khác. Theo giám đốc điều hành tại SADAG Cassey Chambers, chứng lo âu trên mạng xã hội liên quan cách sử dụng nền tảng mạng. Bà khẳng định: “Việc tăng thời gian sử dụng bất kỳ nền tảng hoặc thiết bị truyền thông xã hội nào dẫn đến làm tăng cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng”. Bà Chambers giải thích thêm rằng trong khi một số người lướt mạng xã hội một cách vô thức thì những người khác sử dụng nền tảng này để đạt năng suất, bao gồm nghe podcast, tham gia các khóa học trực tuyến và xem video giáo dục. Theo bà, những gì người dùng đăng trên các ứng dụng - như các món ăn ngon, kỳ nghỉ sang trọng và những điều thú vị đang tận hưởng - rất khác những gì diễn ra sau hậu trường. Điều này đúng với các ứng dụng Instagram, Facebook và cả TikTok. Kết quả là người xem nội dung bắt đầu so sánh cuộc sống của họ với những gì họ thấy trên mạng và có thể đẩy họ sâu hơn vào các vấn đề về sức khỏe tâm thần.               

Giám đốc Điều hành nội dung của TikTok tại châu Phi cận Sahara, bà Bianca Sibiya cho biết nền tảng này cam kết thiết lập một cộng đồng toàn cầu an toàn và toàn diện, theo đó không chỉ loại bỏ nội dung có hại mà còn kết nối người dùng với các tài nguyên thiết yếu.

Hồng Minh (TTXVN)
Nepal quyết định cấm TikTok
Nepal quyết định cấm TikTok

Ngày 13/11, Nepal thông báo quốc gia này quyết định cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok do quan ngại những tác động tiêu cực của ứng dụng này đến sự hòa hợp xã hội của đất nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN