Quan hệ Trung Quốc-EU đang ngày càng lạnh nhạt?

Trung Quốc từng coi châu Âu là đối tác thân tình khi các nhà lãnh đạo nơi đây tránh xa xích mích giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh về thương mại, công nghệ và nhân quyền.

Chú thích ảnh
Quan hệ Trung Quốc-EU dự kiến đối mặt với thay đổi kể từ khi EU đứng về phía Mỹ cùng áp đặt lệnh trừng phạt lên một số quan chức Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tháng 12/2020, hai phía còn hoàn tất hiệp định đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Đây được coi là dấu hiệu cho thấy chính trị chưa thể tác động vào kinh tế.

Tuy nhiên, từ ngày 22/3, bức tranh đã thay đổi khi Liên minh châu Âu (EU) đứng về phía Mỹ, Anh và Canada áp đặt lệnh trừng phạt lên một số quan chức Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên EU áp đặt lệnh trừng phạt với Trung Quốc kể từ năm 1989. Bắc Kinh liền đáp trả bằng tuyên bố sẽ trừng phạt 4 nhà nhập pháp châu Âu và một nhà nghiên cứu Đức.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Họ sẽ phải trả giá cho sự kiêu ngạo và hành động dại dột”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra chi tiết hình phạt đối với các cá nhân châu Âu. Trước đó, lệnh trừng phạt thường bao gồm nội dung cấm những cá nhân nêu danh được nhập cảnh Trung Quốc, Hong Kong hoặc Macau. Những công ty có liên quan tới các cá nhân này cũng không được kinh doanh tại Trung Quốc.

Hãng thông tấn AP (Mỹ) coi diễn biến trên xảy ra ở thời điểm đặc biệt, đánh dấu hợp tác chặt chẽ hơn giữa Mỹ và EU hai tháng sau kể từ Tổng thống Joe Biden bước chân vào Nhà Trắng. chủ trương hình thành liên minh đối trọng với Trung Quốc.

Châu Âu từ lâu được coi là đất hứa với đầu tư từ Trung Quốc. Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để mua doanh nghiệp sản xuất robot Đức Kuka, tập đoàn hóa chất Thụy Sĩ Syngenta…
Tuy nhiên, theo sau đó là nhiều phàn nàn rằng các quốc gia châu Âu rò rỉ công nghệ quan trọng vào tay Trung Quốc.

Việc hình thành quan điểm chung về chính sách với Bắc Kinh trong nội bộ 27 quốc gia EU cũng gặp thách thức. Đức và Pháp vốn “nhíu mày” trước diễn biến Trung Quốc tiếp cận gần hơn các nước tại Đông và Trung Âu. Trong một cuộc gặp qua video vào tháng 1 với lãnh đạo các nước Đông và Trung Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết về “hợp tác vaccine”.

Ngoài ra, động thái của Trung Quốc tại Biển Đông cũng khiến các quốc gia châu Âu để mắt và quyết định cử chiến hạm tới khu vực này nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải. Tháng 2 vừa qua, Pháp đã cử tàu ngầm hạt nhân đến Biển Đông. Anh thông báo kế hoạch điều tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth trong năm nay. Một chiến hạm Đức cũng có lịch trình đi qua khu vực trong tháng 8.

Theo các chuyên gia, các diễn biến trêm là minh chứng cho thấy quan hệ đang có phần xa cách giữa Trung Quốc với phương Tây và một số quốc gia láng giềng như Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian qua vốn nảy sinh nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề biên giới. Trong khi đó, Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm xuất khẩu với nhiều mặt hàng của Canberra sau khi Australia đề nghị điều tra độc lập về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Australia khẳng định rằng cuộc điều tra này không nhắm đến Trung Quốc về mặt chính trị.

Hà Linh/Báo Tin tức
Đức 'âm thầm' kết thân Trung Quốc, làm khó ông Biden
Đức 'âm thầm' kết thân Trung Quốc, làm khó ông Biden

Thành phố Thái Thương là biểu tượng cho mối quan hệ thân thiết Đức - Trung Quốc, và cả khó khăn với Tổng thống Mỹ Biden trong chiến dịch thuyết phục các đồng minh cô lập Bắc Kinh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN