Mỹ, Trung Quốc chính thức tham gia Hiệp định Paris

Cùng với Trung Quốc, ngày 3/9, Mỹ đã chính thức tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu - văn kiện quốc tế quan trọng có tính ràng buộc pháp lý trong việc kiểm soát khí thải sau năm 2020.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) đã cùng nhau trao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon (trái) các văn kiện chứng thực Washington và Bắc Kinh đã phê chuẩn Hiệp định Paris. Ảnh: EPA/ TTXVN

Trong một sự kiện trước thềm Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), tổ chức tại thành phố Hangzhou (Hàng Châu), Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  đã cùng nhau trao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon các văn kiện chứng thực Mỹ và Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Paris, theo đó đã tiến hành các bước cần thiết để tham gia Hiệp định.

Phát biểu nhân sự kiện này, Tổng thống Obama nhấn mạnh chống biến đổi khí hậu không phải là một cuộc chiến mà một quốc gia dù mạnh đến đâu có thể một mình chiến đấu. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, hiệp định Paris là cơ hội duy nhất và tốt nhất để bảo vệ hành tinh. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ hy vọng quyết định của hai nước sẽ thúc giục thêm nhiều quốc gia cùng hành động. Theo ông Tập Cận Bình, việc đối phó với biến đối khí hậu liên quan tới tương lai của người dân mỗi nước cũng như của loài người.

Việc hai quốc gia xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới này tham gia Hiệp định Paris có thể giúp hiệp định có hiệu lực ngay cuối năm nay, sớm hơn so với dự định. Để Hiệp định này có hiệu lực cần phải có 55 nước, chiếm 55% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, phê chuẩn. Cho đến nay có 180 nước đã ký Hiệp định, tuy nhiên, trước khi Trung Quốc và Mỹ phê chuẩn, 23 quốc gia khác đã phê chuẩn Hiệp định chỉ chiếm tổng cộng 1,08% lượng khí thải toàn cầu.

Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12 năm ngoái, trong đó quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kì tiền công nghiệp. Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

TTXVN/Tin Tức
G7 cam kết thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
G7 cam kết thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Các Bộ trưởng Môi trường thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cam kết sẽ đóng vai trò đầu tàu trong việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đạt được hồi tháng 12/2015 cũng như theo đuổi các hành động tham vọng nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, trong đó có việc tái chế rác thải.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN