'Cựu binh Mỹ sống 44 năm trong rừng Việt Nam' là chuyện bịa

Thông tin về một cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam bị quân du kích bắt giữ và sống trong rừng trong suốt 44 năm đến nỗi quên tiếng mẹ đẻ là hoàn toàn sai lệch.

 

Trung sĩ Robertson là nhân vật chính được nhắc đến trong bộ phim tài liệu về chiến tranh 'Unclaimed', được cho là vẫn còn sống khỏe mạnh sau 44 năm mất tích.


Một đoạn phim tài liệu có tên ‘Unclaimed’ (tạm dịch: Vô thừa nhận) của đạo diễn Michael Jorgensen kể về cuộc đời li kì của một trung sĩ lục quân từng tham chiến tại Việt Nam có tên John Hartley Robertson đã vừa được công chiếu tại Liên hoan phim Toronto ngày 30/4 vừa qua, gây nên nhiều nghi ngờ, thắc mắc. Bộ phim này đã gây ra một làn sóng sửng sốt với giả thuyết về nhân vật Robertson, một trung sĩ trong đoàn binh Mũ nồi xanh tham chiến tại Việt Nam. Theo bộ phim, vào năm 1968, chiếc trực thăng trở trung sĩ Robertson đã bị bắn rơi khiến ông bị thương nặng ở đầu. Bị quân du kích bắt giữ, ông đã đem lòng yêu nữ y tá người bản địa nhiệt tình chăm sóc cho mình. Robertson đã quên cả tiếng Anh cũng như tên các thành viên trong gia đình ở Mỹ.

Những thông tin chính xác về Trung sĩ John Hartley Robertson


John Hartley Robertson sinh năm 1936 tại Birmingham, bang Alabama, Mỹ. Ông là người con thứ 3 trong gia đình có 5 anh em.


Chịu ảnh hưởng từ cuộc Thế chiến thứ II, Robertson quyết định bỏ học từ năm 17 tuổi để nhập ngũ. Trong quân đội ông là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ.


Ngày 20/5/1968, Robertson tham gia một chiến dịch đặc biệt và chiếc trực thăng của ông đã bị bắn hạ tại Lào và được cho là mất tích.


Đến ngày 28/4/1976, John Hartley Robertson chính thức được tuyên bố đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tham chiến tại chiến trường Việt Nam, bỏ lại người vợ Wand Robertson cùng 2 cô con gái tại quê nhà.


Nếu nhân vật này có thật thì đây chắc hẳn sẽ là một trong những câu chuyện về chiến tranh li kì nhất mọi thời đại. Thế nhưng, theo số liệu ghi chép của Phòng phụ trách tù binh và quân nhân mất tích Mỹ (DPWMPO), người đàn ông tự xưng là John Hartley Robertson, thực chất là một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam có tên Đặng Tấn Ngọc. Ông ta đã kết hôn và có con với một phụ nữ người Việt.

 

Người đàn ông này từng mạo danh nhiều cựu binh Mỹ mất tích tại chiến trường Việt Nam khác với mục đích được trở thành một cựu binh Mỹ và hưởng lợi từ các phụ cấp kèm theo có thể lên đến hàng ngàn USD.

 

Năm 2006 là lần đầu tiên người đàn ông này lên tiếng nhận mình là trung sĩ bị mất tích do máy bay rơi rồi kể về mình đã bị quân du kích bắt nhốt như thế nào. Sau khi cơ quan chức năng thẩm vấn, ông Ngoc đã nhanh chóng thừa nhận mình nói dối. Đến năm 2008, người đàn ông ngoại quốc biết nói tiếng Việt này lại một lần nữa nhận mình là ông Robertson. Lần này, ông đã được đưa đến Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia để xác minh dấu vân tay và kết quả không trùng khớp với bất kì dấu vân tay của binh sĩ nào bị mất tích thời đấy.

 

Thêm một bằng chứng rõ ràng khác để tìm ra thân phận thật của Đặng Tấn Ngọc, cơ quan CIA của Mỹ đã công bố một kết quả thử DNA từ năm 1991 cho thấy không có sự trùng khớp giữa người đàn ông mang quốc tịch Việt này với trung sĩ Robertson. Đoàn điều tra của CIA ngày ấy do thượng sĩ Billy Waugh dẫn đầu.

 

Bà Jean Robertson Holley tin tưởng ông Ngọc chính là người em trai bị mất tích khi đang làm nhiệm vụ.


Tuy vậy, người chị gái năm nay 80 tuổi của trung sĩ Robertson, bà Jean Robertson Holley khi chưa cần kiểm tra DNA đã tin rằng ông Ngọc chính là em trai của bà. Một trong những chi tiết kịch tính trong phim tài liệu “Unclaimed” chính là cuộc gặp gỡ đầy nước mắt giữa bà Jean và ông Ngọc.


Cựu binh Tom Faunce đã gặp ông Ngọc trong một chuyến đi tình nguyện tại Việt Nam và đã tin người đàn ông này chính là trung sĩ Robertson. Faunce đã tìm về Việt Nam một lần nữa để kể về cuộc đời ông Ngọc theo hướng mà ông tin tưởng.


Về phần nhà làm phim tài liệu 'Unclaimed', Michael Jorgensen cũng không có bất cứ bình luận gì về việc ông Ngọc có phải trung sĩ Robertson thật hay không. Jorgensen 'Unclaimed' chỉ đơn thuần kể về cuộc hành trình của cựu binh Tom Faunce trong quá trình cố tìm ra sự thật về người đàn ông mang tên Đặng Tấn Ngọc.

 

Đạo diễn Michael Jorgensen (áo đen) quay phim tại Việt Nam năm 2012.


Ông Đặng Tấn Ngọc, người ngoại quốc chỉ biết nói tiếng Việt sinh sống cùng gia đình người Việt Nam trong đoạn phim tài liệu của đạo diễn Jorgensen.



Hoàng Trang (theo Dailymail/Independent)

 

 

Gần 30% cựu binh Mỹ mắc hội chứng chấn thương tâm lý

Báo cáo mới nhất của Bộ Cựu chiến binh Mỹ về tình trạng căng thẳng thần kinh sau sang chấn hay hội chứng chấn thương tâm lý (PTSD) cho biết kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001, gần 30% trong số 834.463 cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tại Ápganixtan và Irắc điều trị tại các bệnh viện...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN